III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
481 Theo Điều14 (3) của Quy chế.
đăng ký chỉ dẫn địa lý chính xác là để tránh việc đó. Thứ ba, việc đăng ký hoặc sử dụng chỉ dẫn địa lý theo pháp luật quốc gia không thể được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo nghĩa của Điều 10bis Công ước Paris. Trong mọi trường hợp, chỉ dẫn địa lý phải tuân thủ quy định về ghi nhãn và quảng cáo của EC và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của các nước thành viên EC.
(ii) Hoa Kỳ đã cáo buộc vi phạm Điều 22.2 vì Quy chế khơng trao cho các bên liên quan ở các Thành viên WTO khác mà không đáp ứng các điều kiện tương đương và có đi có lại, kể cả về cơ chế kiểm tra, các biện pháp pháp lý để bảo hộ chỉ dẫn địa lý của họ theo các tiêu chí thống nhất trên toàn lãnh thổ Cộng đồng châu Âu. Tuy nhiên, các điều kiện tương đương và có đi có lại khơng áp dụng cho các Thành viên WTO. Trong mọi trường hợp, ngay cả khi các lập luận của Hoa Kỳ là đúng thì Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên vẫn tuân thủ Điều 22.2 vì Quy chế khơng phải là cơng cụ duy nhất được Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên quy định để ngăn cấm các hành vi được đề cập tại Điều 22.2. Cụ thể, các công cụ bảo hộ khác bao gồm việc ghi nhãn thực phẩm, quảng cáo gây nhầm lẫn, các chỉ thị về nhãn hiệu, các văn bản thi hành của các nước thành viên EC, Quy chế nhãn hiệu Cộng đồng và pháp luật cạnh tranh không lành mạnh của các nước thành viên EC.
m) Hoa Kỳ đã cáo buộc vi phạm nghĩa vụ tối huệ quốc theo Điều 4 Hiệp định TRIPS và Cơng ước Paris vì Quy chế áp đặt các điều kiện tương đương và có đi có lại về khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý và với những lý do tương tự mà Quy chế vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia theo Hiệp định TRIPS đối với đơn đăng ký và thủ tục phản đối. Cáo buộc này là vô căn cứ.
n) Hoa Kỳ đã cáo buộc rằng việc thực hiện Quy chế bởi các cơ quan chức năng của các nước thành viên EC đã vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc theo Điều 4 Hiệp định TRIPS. Cáo buộc này là vô căn cứ. Các quốc gia thành viên EC không trao bất cứ ưu đãi nào theo ý nghĩa đối xử tối huệ quốc vì Quy chế là một biện pháp của Cộng đồng nhằm hài hịa hóa pháp luật của Cộng đồng, và công dân của các nước thành viên cũng chính là cơng dân của EC. Vì vậy, sự đối xử dành cho công dân các nước thành viên EC chính là sự đối xử dành cho cơng dân của EC vì họ là một.
o) Ơxtrâylia đã cáo buộc Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên từ chối trao cho công dân của các Thành viên WTO khác sự bảo hộ hiệu quả chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các biện pháp pháp lý phù hợp để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, theo đó vi phạm Điều 2.1 Hiệp định TRIPS, trong đó tích hợp các Điều10bis(1) và10ter(1) Cơng ước Paris. Cáo buộc này là vơ căn cứ. Cáo buộc này khơng có đầy đủ lập luận và rất khó hiểu. Ơxtrâylia đã khơng giải thích được tại sao việc sử dụng chỉ dẫn địa lý khơng phù hợp với Hiệp định TRIPS có thể tạo thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Công ước Paris. Trong mọi trường hợp, việc sử dụng chỉ dẫn địa lý phải tuân thủ pháp luật của EC về ghi nhãn và quảng cáo gây nhầm lẫn, giống như pháp luật của các thành viên EC về cạnh tranh khơng lành mạnh đây là những vấn đề khơng có trong Điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm. Cuối cùng, khơng có quy định nào trong Cơng ước Paris hỗ trợ cáo buộc của Ôxtrâylia.
p) Với các lý do khác nhau, Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc sự vi phạm các điều khoản Hiệp định TRIPS liên quan đến các nghĩa vụ về thủ tục thực thi. Những cáo buộc đó là vơ căn cứ với các lý do tương tự. Phần III Hiệp định TRIPS, trong đó bao gồm các điều khoản liên quan đến thủ tục thực thi, không áp dụng cho Quy chế: Quy chế chỉ quy định các thủ tục hành chính để đăng ký chỉ dẫn địa lý và thơng qua hệ thống đăng ký, mà khơng có ý định đưa ra các thủ tục thực thi như quy định tại Phần III Hiệp định TRIPS.
q) Ôxtrâylia đã cáo buộc vi phạm một số nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS và Cơng ước Paris,482 vì Quy 482 Quy chế này đã vi phạm các Điều 2.1 Hiệp định TRIPS, tích hợp Điều 10bis và 10ter Cơng ước Paris, và các Điều 16.1, 41.1, 41.2, 41.3 và 42 Hiệp định TRIPS.
CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP CẨM NANG: CÁC TRANH CHẤP
110 111
chế không bảo đảm rằng quyết định của các nước thành viên EC liên quan đến sự bảo hộ chuyển tiếp quốc gia (theo quy định của Quy chế) không được làm suy giảm sự bảo hộ nhãn hiệu theo Hiệp định TRIPS, giống như cách thức đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở cấp độ Cộng đồng. Cáo buộc này liên quan đến các vấn đề nội dung và hồn tồn vơ căn cứ.
r) Ôxtrâylia đã cáo buộc vi phạm một số nghĩa vụ Hiệp định TRIPS và Công ước Paris483 với các lý do liên quan đến việc sửa đổi Quy chế vào tháng 4/2003. Cáo buộc này là vô căn cứ. Các đăng ký riêng lẻ không vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia. Cáo buộc của Ơxtrâylia chỉ hồn tồn dựa trên lập luận rằng Quy chế đã không quy định quyền phản đối cho công dân của nước thứ ba (trước khi được sửa đổi) và Ơxtrâylia đang tìm kiếm một biện pháp hồi tố để khiếu nại biện pháp này trong giai đoạn các biện pháp đó đang cịn hiệu lực.
s) Dù với các lý do khác nhau, Hoa Kỳ và Ôxtrâylia đã cáo buộc cơ chế kiểm tra vi phạm Điều1.1 Hiệp định TRIPS vì Quy chế buộc các nước Thành viên phải áp dụng một bộ các quy tắc để thi hành Hiệp định TRIPS. Cáo buộc này phụ thuộc vào các vấn đề nội dung và hoàn tồn vơ căn cứ. u cầu về cơ chế kiểm tra khơng vi phạm Điều 1.1 vì chỉ liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Cộng đồng châu Âu, chứ không liên quan đến các hệ thống bảo hộ ở các nước khác.
t) Ôxtrâylia và Hoa Kỳ đã cáo buộc vi phạm Điều 65.1 Hiệp định TRIPS. Cáo buộc này liên quan đến các vấn đề nội dung và hồn tồn vơ căn cứ.
u) Ôxtrâylia đã cáo buộc vi phạm Điều XVI.4 Hiệp định WTO. Cáo buộc này liên quan đến các vấn đề nội dung và hoàn tồn vơ căn cứ.
Kết luận, phán quyết và khuyến nghị của Ban hội thẩm:
a) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã yêu cầu gia hạn thời hạn nộp phúc trình đầu tiên bằng văn bản với lý do rằng vụ kiện được đưa ra bởi nhiều (hai) bên khiếu nại, gồm Ôxtrâylia và Hoa Kỳ, với những cáo buộc không giống nhau. Thời gian biểu đã được sửa đổi và thời hạn nộp phúc trình đầu tiên bằng văn bản đã được gia hạn, mà không làm ảnh hưởng đến thời hạn giữa các bước giải quyết tranh chấp như được quy định trong thời gian biểu ban đầu.
b) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng một số cáo buộc của nguyên đơn không thuộc vào Điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm.
(i) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên đã yêu cầu phán quyết sơ bộ rằng các yêu cầu về thành lập Ban hội thẩm của Hoa Kỳ và Ôxtrâylia vi phạm các quy định của Điều 6.2 Hiệp định SDU. Cả hai yêu cầu thành lập Ban hội thẩm là hoàn toàn phù hợp với các quy định của Điều 6.2.
(ii) Cộng đồng châu Âu và các nước thành viên cho rằng một số cáo buộc nhất định không thuộc Điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm. Theo đó, các cáo buộc về sự vi phạm Điều 4 Công ước Paris và sự vi phạm các nghĩa vụ về thủ tục thực thi của Ôxtrâylia484 là không thuộc Điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm.
(iii) Ơxtrâylia bị cho rằng khơng đưa ra cáo buộc liên quan đến các thủ tục nộp đơn theo quy định của 483 Cụ thể, Ôxtrâylia đã cáo buộc vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc tại các Điều 2(1) và (2) Cơng ước Paris, như được tích hợp vào Hiệp định TRIPS theo Điều 2.1 và Điều 3.1, nghĩa vụ tại Điều 2.1 trong việc tuân thủ các Điều từ 1 đến 12 và 19 Công ước Paris, và nghĩa vụ tại Điều 1.3 Hiệp định TRIPS trong việc trao sự đối xử được quy định trong Hiệp định TRIPS cho công dân của các Thành viên khác.