III. Các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
519 D Vivas-Eugui, M.J Oliva, Tranh chấp trong WTO về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý: Một số tác động đối với việc xây dựng chính sách
và đàm phán; C.M. Correa, Tài liệu nghiên cứu về giải thích và thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo các quy tắc của WTO - Sở hữu trí tuệ trong WTO, tập II, (Edward Elgar Publishing: 2010, UK/USA).
520 K. Raustiala, S.T. Munzer, Cuộc chiến đấu toàn cầu về chỉ dẫn địa lý, Tạp chí Luật Quốc tế của châu Âu, tập 18, số 2, năm 2007.
Ngày 08/10/1996, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn với In-đô-nê-xi-a về các biện pháp nhất định có ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực xe cơ giới (Vụ kiện WT/DS59). Do không đạt được giải pháp thỏa thuận nên Hoa Kỳ đã yêu cầu thành lập Ban hội thẩm.
Ngày 12/6/1997, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) đã thành lập Ban hội thẩm theo yêu cầu của Nhật Bản và Cộng đồng châu Âu, và ngày 30/7/1997 chấp nhận yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Hoa Kỳ. Phù hợp với các quy tắc về vụ kiện có nhiều nguyên đơn theo Điều 9 Hiệp định DSU, Cơ quan giải quyết tranh chấp đã nhất trí rằng Ban hội thẩm được thành lập trước đó để xem xét khiếu nại của Nhật Bản và Cộng đồng châu Âu cũng sẽ xem xét khiếu nại của Hoa Kỳ.
Vụ kiện liên quan đến ba Chương trình được In-đơ-nê-xi-a thơng qua trong lĩnh vực ơ tơ.
Đầu tiên là Chương trình ưu đãi năm 1993, theo đó Chương trình sẽ giảm và miễn thuế nhập khẩu cho thiết bị và phụ tùng ô tô theo mức độ nhất định (tỷ lệ %) của tỷ lệ nội địa của xe theo các phụ tùng được sử dụng và loại xe sử dụng các phụ tùng đó.521
Thứ hai, Chương trình xe hơi quốc gia gồm hai Chương trình khác nhau.522 Chương trình thứ nhất quy định miễn thuế đối với hàng xa xỉ dựa trên trên doanh số bán xe và miễn thuế nhập khẩu cho phụ tùng và linh kiện đối với các công ty xe hơi của In-đơ-nê-xi-a đáp ứng các tiêu chí quy định. Trong số các tiêu chí quy định, Chương trình xe hơi quốc gia yêu cầu xe phải mang một nhãn hiệu độc đáo của In-đô-nê-xi-a thuộc sở hữu của cơng dân In-đơ-nê-xi-a. Chương trình thứ hai quy định các lợi ích khác theo các tiêu chí khác.
Thứ ba, một loạt các khoản vay ưu đãi dành cho PTTimorPutraNasional (TPN) - Công ty duy nhất đáp ứng các điều kiện của Chương trình đầu tiên trong Chương trình xe hơi quốc gia tại thời điểm đó. Các ngun đơn đưa ra nhiều cáo buộc (không phải mỗi cáo buộc do một nguyên đơn nêu ra) liên quan đến nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc theo Hiệp định GATT (Điều I.1), nghĩa vụ đối xử quốc gia (Điều III.2), nghĩa vụ công bố và quản lý các quy tắc thương mại (Điều X), Điều 6 Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại và Hiệp định TRIPS. Các khiếu nại theo Hiệp định TRIPS do Hoa Kỳ đưa ra.
Cơ sở pháp lý: Các quy định trong Hiệp định TRIPS và các hiệp định liên quan Điều 3. Hiệp định TRIPS, Đối xử quốc gia:
“1. Mỗi Thành viên phải trao cho công dân của các Thành viên khác sự đối xử không kém
thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho cơng dân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ,523 phụ
thuộc vào các ngoại lệ được quy định tương ứng trong Công ước Paris (năm 1967), Công ước Berne (năm 1971), Cơng ước Rome và Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp. Đối với người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng, nghĩa vụ này chỉ áp dụng đối với các quyền được quy định trong Hiệp định này. Bất kỳ Thành viên nào sử dụng các quy định tại Điều 6 Công ước Berne và khoản 1(b) Điều 16 Công ước Rome phải thông báo như đã nêu trong các điều khoản nêu trên cho Hội đồng TRIPS.