Khái niệm cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 : QUẢNG CÁO CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

1.2 Điều chỉnh quảng cáo cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng

1.2.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh ngày nay trở thành một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Xét một cách đơn giản, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giành ưu thế giữa những người hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoặc có chung một mục đích. Dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh là hành vi của các doanh nghiệp, thương nhân hoạt động trên thị trường nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, thu được lợi nhuận lớn nhất trong phạm vi kinh doanh của mình. Một định nghĩa được nhiều cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam sử dụng là định nghĩa của Từ điển kinh doanh xuất bản tại Anh năm 1992, cạnh tranh

là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Từ điển Cornu của Pháp giải thích một cách chi tiết về cạnh

tranh như sau: “Chạy đua trong kinh tế; hành vi của các doanh nghiệp độc

lập với nhau và là đối thủ của nhau cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một lượng khách hàng thường xuyên … Chạy đua, trên một thị trường mà cấu trúc và sự vận hành của thị trường đó đáp ứng các điều kiện của quy luật cung cầu giữa một bên là các nhà cung cấp với bên kia là những người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ; các hàng hóa và dịch vụ này được tự do tiếp cận trong điều kiện các quyết định kinh doanh không phải là hệ quả của áp lực hoặc những ưu đãi do pháp luật mang lại”. Hay Từ điển trực tuyến WordNet định nghĩa một cách đơn

giản cạnh tranh là quan hệ trong kinh doanh giữa hai bên nhằm giành giật khách hàng. Có thể nhận thấy dù là sử dụng định nghĩa nào thì thì trong quan

hệ cạnh tranh vẫn tồn tại các yếu tố sau đây:

- Các chủ thể cạnh tranh là các doanh nghiệp, thương nhân trên thị trường. Các chủ thể này cùng chung mục đích hoạt động vì lợi nhuận, có lợi ích trái ngược nhau khi cùng hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh, lợi ích của người này sẽ là thiệt hại của người kia. Các chủ thể này cũng có một khn khổ tự do nhất định để thực hiện những hoạt động khác nhau mang tính chất ganh đua trong kinh doanh, mang tính sáng tạo và phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người thực hiện.

- Đối tượng tranh giành là khách hàng, hay là người tiêu dùng với ý nghĩa là khách hàng cuối cùng trong mọi chu trình kinh doanh. Điểm đáng lưu ý ở đây là đối tượng không chịu tác động bởi hành vi cạnh tranh một cách

thụ động, mà ngược lại có quyền lựa chọn trong hành động của mình và bằng sự lựa chọn này quyết định kết quả quá trình cạnh tranh của các chủ thể.

Với những đặc trưng như vậy, có thể khẳng định cạnh tranh chỉ tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường mới có đủ các điều kiện để cạnh tranh tồn tại và phát triển. Các điều kiện này bao gồm:

- Điều kiện về kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh mâu thuẫn với nhau về lợi ích và ln đứng trước áp lực hạ giá và nâng cao chất lượng sản phẩm để lôi kéo người tiêu dùng. Các nguồn lực trên thị trường như tư liệu sản xuất, sức lao động, chất xám đều được nhìn nhận là hàng hóa và được trao đổi tự do.

- Điều kiện pháp lý: Để đảm bảo cho thị trường vận hành, nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của nó, bao gồm quyền tự do khế ước và quyền tự chủ của cá nhân; thừa nhận sự đa dạng của các hình thức sở hữu và sự bình đẳng của mọi thành phần kinh tế.

Theo nhà kinh tế học nổi tiếng Adam Smith, cạnh tranh là tiền đề để bảo vệ sự tự do đối với những quyết định và hành động vì lợi ích của nhà kinh doanh [30, tr.50]. Tuy nhiên, thông qua việc này, cạnh tranh cịn có tác dụng lớn hơn là bảo vệ sự cân bằng cho nền kinh tế, trật tự thị trường và cơng bằng xã hội. Những lợi ích của cạnh tranh có thể kể đến như sau:

- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, thương nhân trên thị trường phát triển mạnh mẽ và hiệu quả, buộc họ phải sử dụng các nguồn lực một cách có hợp lý nhất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm tăng thế mạnh cho mình. Cạnh tranh chính là yếu tố khiến cho những người kinh doanh biết được họ phải làm gì, làm như thế nào để tồn tại trên thị trường: sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, bán ở đâu, bao giờ … điều mà khơng một hệ thống kế hoạch hố tập trung nào có thể giải quyết được.

- Cạnh tranh bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, đặt họ vào vị trí trung tâm của thị trường và quyết định kết quả của quá trình cạnh tranh. Sự lựa chọn và sức tiêu thụ của người tiêu dùng là thước đo chính xác nhất cho chất lượng của một hàng hoá, dịch vụ. Nhà sản xuất kinh doanh phải cung cấp được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với mức giá rẻ nhất, nếu không người tiêu dùng sẽ lựa chọn nguồn cung cấp khác. Trên thị trường cạnh tranh, khơng ai có thể bóc lột người tiêu dùng với giá cao.

- Thông qua việc buộc người bán hoàn thiện hơn và tạo phúc lợi thường xuyên cho người mua, cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nói chung một cách thường xuyên và liên tục.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)