Các quy định hiện hành về quảng cáo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 62 - 65)

CHƢƠNG 1 : QUẢNG CÁO CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

2.1 Thực trạng hoạt động quảng cáo và pháp luật về quảng cáo trong nền kinh tế thị trƣờng

2.1.2.2 Các quy định hiện hành về quảng cáo

Các văn bản hiện hành có liên quan đến quảng cáo bao gồm: - Pháp lệnh Quảng cáo 2001;

- Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;

- Thông tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hố - Thơng tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP; và Thông tư 79/2005/TT-BVHTT về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tu 43/2003/TT-BVHTT.

- Luật Thương mại 2005;

- Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;

- Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hố - thơng tin

Pháp lệnh Quảng cáo 2001 được ban hành thay thế Nghị định 194/CP hiện nay là văn bản quy định một cách toàn diện nhất, bao gồm các nội dung về khái niệm quảng cáo; nội dung, hình thức và phương tiện quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo cũng như quản lý nhà nước về quảng cáo. Pháp lệnh khẳng định chính sách khuyến khích của nhà nước đối với hoạt động quảng cáo, tạo điều kiện phát triển đa dạng các loại hình quảng cáo, nâng cao chất lượng quảng cáo, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tại Điều 5 Pháp lệnh Quảng cáo 2001 cấm các hành vi quảng cáo sau:

- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phịng, an ninh và an tồn xã hội;

- Quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;

- Sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt Nam, hình ảnh biển báo giao thơng để quảng cáo;

- Quảng cáo gian dối;

- Quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, cảnh quan, mơi trường và trật tự an tồn giao thông;

- Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thơng, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo;

- Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo;

Điều 3 Nghị định 24/2003/NĐ-CP đã cụ thể hóa một số hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Quảng cáo như sau:

- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo;

- Quảng cáo có tính chất kích thích bạo lực, kinh dị; dùng từ ngữ không lành mạnh;

- Quảng cáo không đúng chất lượng hàng hóa, dịch vụ; không đúng địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Ép buộc quảng cáo dưới mọi hình thức;

- Quảng cáo hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông; làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm tại nơi làm việc của cơ quan nhà nước; dùng âm thanh gây tiếng ồn vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam;

- Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của người khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân đó;

- Quảng cáo thuốc chữa bệnh cho người bán theo đơn của thầy thuốc; thuốc chưa được cấp đăng ký hoặc hết hạn đăng ký, đã loại ra khoải danh mục thuốc cho phép sử dụng; thuốc đã được đăng ký nhưng bị đình chỉ lưu hành; các thiết bị dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng, dịch vụ y tế chưa được phép thực hiện tại Việt Nam;

- Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ khác mà pháp luật cấm quảng cáo.

Bên cạnh Pháp lệnh quảng cáo 2001, Luật Thương mại 2005 ra đời vẫn giữ chế định điều chỉnh quảng cáo thương mại và quy định cấm các hành vi quảng cáo không lành mạnh. Tuy nhiên, tại Khoảng 9 Điều 109, Luật có nêu hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của

pháp luật. Như vậy, có thể hiểu các hành vi lợi dụng quảng cáo gây thiệt hại

đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân tại Khoản 5, quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp tại Khoản 6 hay quảng cáo sai sự thật tại Khoản 7 không thuộc phạm vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Điều này không phù hợp với quy định tại Điều 45 của Luật Cạnh tranh sẽ được phân tích ở phần sau của Luận văn, và chứng tỏ vẫn có sự thiếu đồng bộ trong việc điều chỉnh lĩnh vực này, mặc dù cả hai đạo luật đều do cùng một cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo là Bộ Thương mại.

Vào thời điểm Luận văn được hoàn thành, cơ cấu Chính phủ vừa được tổ chức lại với nhiều thay đổi lớn, trong đó Bộ Thương mại đã được sáp nhập với Bộ Công nghiệp thành Bộ Công Thương, trong khi đó bộ phận quản lý thông tin của Bộ Văn hố Thơng tin nhập vào Bộ Bưu chính Viễn thơng tạo thành Bộ Thông tin và Truyền thơng, bộ phận cịn lại hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao và Tổng cục Du lịch tạo thành Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Hiện nay, khi các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ chưa được ban hành, chưa thể khẳng định về cơ quan có chức năng quản lý quảng cáo, tuy nhiên có thể thấy sự chồng chéo về chức năng khó có thể giải

quyết ngay do bắt nguồn từ những văn bản ở cấp cao hơn Nghị định và sẽ còn tồn tại đến khi Luật Quảng cáo ra đời.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)