Luật Cạnh tranh không giải quyết về bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 117 của Luật, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Như vậy, các yêu cầu về bồi thường thiệt hại trong các vụ
việc cạnh tranh sẽ được giải quyết thông qua thủ tục dân sự, và cơ quan giải quyết là Toà án. Ở đây cần thấy rằng việc quy định cơ quan cạnh tranh khơng có thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại khơng phải do tính chất phức tạp trong thủ tục xem xét yêu cầu bồi thường, mà xuất phát từ một vấn đề có tính ngun tắc là: giải quyết bồi thường thiệt hại là một thẩm quyền chuyên biệt của Tồ án, mà một cơ quan hành chính khơng có quyền can thiệp vào.
Thẩm quyền giải quyết bồi thường thiệt hại của Toà án lại đặt ra một số vướng mắc sau:
- Thứ nhất, theo kinh nghiệm các nước, do tính chất phức tạp của vụ việc cạnh tranh, cần có một số Tồ án chun trách về các vấn đề cạnh tranh, chẳng hạn như Toà Phá án Paris tại Pháp hay Toà Stockholm tại Thuỵ Điển.
- Thứ hai, nhiều tồ án khơng xem xét đến nội dung vụ việc đã được cơ quan cạnh tranh giải quyết, mà chỉ kiểm tra các vấn đề liên quan đến thủ tục. Tuy nhiên, các toà án Việt Nam chưa có những biệt lệ như vậy, và tồ án có xu hướng xem xét cả nội dung lẫn hình thức vụ việc. Trong trường hợp này, người khiếu nại hành vi quảng cáo không lành mạnh sẽ phải thực hiện liên tiếp hai thủ tục tố tụng tại cơ quan cạnh tranh (để đình chỉ vi phạm) và tại tồ án (để u cầu bồi thường thiệt hại). Có thể thấy cách làm như vậy tương đối phức tạp, mất thời gian, mặt khác cịn đặt ra vấn đề thẩm quyền của tồ án xử lý. Giải quyết bồi thường thiệt hại là một thủ tục dân sự, do đó cần phải được giải quyết tại Tồ Dân sự, tuy nhiên việc xem xét lại quyết định của một cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan cạnh tranh thuộc thẩm quyền của Tồ Hành chính.