Khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 111 - 112)

Theo quy định tại Điều 58 của Luật Cạnh tranh, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh với thời hiệu khiếu nại là hai năm, kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. Hồ sơ khiếu nại phải có đơn khiếu nại theo mẫu của cơ quan quản lý cạnh tranh và chứng cứ về hành vi vi phạm. Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chứng cứ đã cung cấp cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Như vậy, tố tụng cạnh tranh cho phép không chỉ các đối thủ cạnh tranh thực hiện các hành vi pháp lý chống lại chủ thể quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, mà còn cho phép các khách hàng, người tiêu dùng khởi kiện khi họ chịu thiệt hại từ các hành vi quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn.

Tuy nhiên, quy định có vẻ “mở” này lại chịu sự ràng buộc từ quy định về phí xử lý vụ việc cạnh tranh, theo đó bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho việc xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật (Khoản

tranh không lành mạnh, cũng như các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh khác, là 3 triệu đồng (phí xử lý 10 triệu đồng, tạm ứng 30%). Có thể hiểu mức phí đặt ra ngăn chặn tình trạng lạm dụng khiếu kiện như một biện pháp quấy rối doanh nghiệp khác và gây quá tải cho hoạt động của cơ quan cạnh tranh. Mặt khác, nếu bên bị khiếu nại bị kết luận có vi phạm, bên này sẽ phải nộp phí xử lý vụ việc cạnh tranh và khoản tạm ứng sẽ được hoàn trả cho bên khiếu nại, do đó tổ chức, cá nhân có động cơ chính đáng và lý do hợp lý tiến hành khiếu nại vẫn có thể n tâm theo đuổi tiến trình pháp lý của mình. Đối với doanh nghiệp, khoản tạm ứng 3 triệu có thể không thành vấn đề, tuy nhiên trong nhiều trường hợp khiếu nại từ phía những cá nhân người tiêu dùng., quy định về mức phí xử lý ít nhất cũng gây phiền phức và như vậy có thể ngăn cản người tiêu dùng thực hiện quyền chính đáng của họ. Do đó, việc duy trì khoản phí xử lý vụ việc cạnh tranh được quy định tại Luật và các văn bản hướng dẫn cũng là một nội dung cần xem xét lại

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)