Các giai đoạn của tố tụng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 110 - 111)

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, việc điều tra, xử lý một vi phạm pháp luật về cạnh tranh, bắt đầu trong hai trường hợp sau:

- Có khiếu nại hợp thức của tổ chức, cá nhân đối với hành vi vi phạm. - Cục Quản lý cạnh tranh tự phát hiện dấu hiệu vi phạm tổ chức.

Việc điều tra do các Điều tra viên tiến hành theo hai giai đoạn điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Luật quy định quyền của tổ chức, cá nhân trong việc nộp hồ sơ khiếu nại vi phạm về cạnh tranh tới Cục Quản lý cạnh tranh. Quy định của Luật tạo cơ chế giám sát và đấu tranh chống quảng cáo không lành mạnh rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội. Bên cạnh đó, Điều 65 của Luật cho phép Cục Quản lý cạnh tranh tự tiến hành điều tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Thủ tục điều tra vụ việc cạnh tranh trải qua hai giai đoạn điều tra sơ bộ và điều tra chính thức do các Điều tra viên tiến hành. Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, thời hạn điều tra chính thức đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 90 ngày và có thể gia hạn tối đa thêm 60 ngày nữa. Căn cứ trên kết luận điều tra đối với hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, trong đó có quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh, Cục trưởng sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra trong trường hợp khơng có vi phạm hoặc xử phạt trong trường hợp xác định doanh nghiệp đã thực hiện hành vi vi phạm.

Như đã nói, khác với tính chất phức tạp của các vụ việc về hạn chế cạnh tranh, đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong nhiều trường hợp vi phạm là rõ ràng và địi hỏi phải có những biện pháp xử lý tức thời. Việc quy định thủ tục điều tra 2 giai đoạn với tổng thời gian lên tới 5 tháng có thể là khơng cần thiết. Lưu ý rằng Luật chỉ quy định thời hạn tối đa, có thể cơ quan điều tra không cần đến 30 hay 90 ngày để kết luận về vi phạm. Tuy nhiên, những thủ tục đặt ra không thay đổi, cho dù chỉ cần điều tra 1-2 ngày vẫn phải thực hiện đủ 2 giai đoạn, với kết luận điều tra sơ bộ, kết luận điều tra chính thức, quyết định sơ bộ, quyết định chính thức… vẫn rất nặng nề và giảm hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh. Đặc biệt, đối với các tranh chấp về quảng cáo, bên khiếu nại trước hết tìm kiếm một quyết định tức thời nhằm ngăn chặn hành vi quảng cáo có dấu hiệu vi phạm, do vụ việc kéo dài sẽ khiến các thông tin tiêu cực của quảng cáo lan rộng khơng kiểm sốt được, dẫn đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Nếu kết luận vi phạm của cơ quan cạnh tranh chỉ được đưa ra sau vài tháng tiến hành điều, việc xử lý vi phạm sẽ khơng cịn ý nghĩa với bên khiếu nại. Hơn nữa, theo quy định về các biện pháp ngăn chặn hành chính Mục 7 Chương 3 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP, cũng hồn tồn khơng có nội dung cho phép cơ quan cạnh tranh tạm thời đình chỉ hành vi bị khiếu nại. Đây là hạn chế khiến cho các doanh nghiệp gặp vấn đề về quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh có thể khơng lựa chọn thủ tục cạnh tranh để giải quyết khó khăn của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)