CHƢƠNG 1 : QUẢNG CÁO CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
2.2 Các quy định về quảng cáo trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam
2.2.2 Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Việt Nam lần đầu tiên được Luật Cạnh tranh đưa ra tại Khoản 4 Điều 3: Hành vi cạnh tranh
không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Chiếu theo định
nghĩa này, một hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có những đặc trưng như sau:
- Mục đích của hành vi là mục đích cạnh tranh hoặc rộng hơn là mục đích lợi nhuận
- Chủ thể thực hiện là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Theo Điều 2 Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được hiểu là mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh, có nghĩa là bao gồm cả các chủ thể kinh doanh khơng đăng ký loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
- Đặc điểm của hành vi là trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong quá trình kinh doanh trên thị trường.
- Đối tượng bị xâm hại bao gồm ba loại khác nhau: Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp khác.
Nhìn chung, định nghĩa về cạnh tranh khơng lành mạnh của Luật Cạnh tranh 2004 tương tự với định nghĩa của Công ước Paris và pháp luật các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới đã được làm rõ tại phần 1.2.3.3 của luận văn. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt có thể gây ra những vấn đề trong việc áp dụng như sau:
- Tiêu chí đánh giá về tính chất khơng lành mạnh của hành vi cạnh tranh chỉ được nêu chung chung là “các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh”. Công ước Paris ít nhất cịn đưa ra hai tiêu chí cụ thể là tính trung thực và tính thiện chí, để dựa vào đó cơ quan cơng quyền đánh giá một hành vi cụ thể trên thực tế có tỏ ra trung thực và thiện chí hay khơng. Đồng thời Cơng ước cũng khuyến nghị các nước tham gia cụ thể hóa các tiêu chí đánh
giá trong nội luật của mình để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chẳng những không đưa thêm được các tiêu chí đánh giá mà cịn giản lược hơn khi chỉ đề cập đến khái niệm đạo đức kinh doanh, gây khó khăn cho việc xem xét hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế. Thứ nhất, do nền kinh tế thị trường tại nước ta mới hình thành, các quan hệ kinh doanh chưa đủ thời gian để trở thành tập quán và được chấp nhận rộng rãi. Tầng lớp thương nhân của Việt Nam cũng chưa đủ đơng và mạnh để có thể thống nhất đặt ra những tiêu chuẩn chung, những hướng dẫn đóng vai trị quy tắc đạo đức cho một ngành kinh doanh. Thứ hai, do pháp luật Việt Nam không thừa nhận án lệ, các cơ quan tài phán của nước ta thường có vai trò hạn chế trong việc vận dụng pháp luật, nhất là trong trường hợp chỉ có những quy định mang tính nguyên tắc như trường hợp về các chuẩn mực đạo đức kinh doanh này. Các cơ quan công quyền cũng không đủ hiểu biết thực tế để thay cho thương nhân đặt ra các quy tắc đạo đức trong một ngành kinh doanh cụ thể. Do đó, quy định thiếu cụ thể đối với một nội dung có vai trị định vị như vậy sẽ gây trở ngại lớn cho các hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam.
- Tiêu chí về đối tượng bị xâm hại của cạnh tranh không lành mạnh thông thường chỉ bao gồm người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh khác. Định nghĩa của Luật Cạnh tranh tưởng chừng bao quát rộng hơn khi đưa lợi ích của nhà nước vào đối tượng bảo vệ, tuy nhiên quy định như vậy có thể làm giảm ý nghĩa của việc điều chỉnh cạnh tranh khơng lành mạnh nói riêng. Xét về tổng thể, lợi ích của nhà nước có mặt trong lợi ích của mọi thành viên của xã hội và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng cũng đồng nghĩa với bảo vệ lợi ích của nhà nước. Mặt khác, lợi ích của nhà nước được thể hiện bằng pháp luật và được bảo vệ thông qua quy định của nhiều ngành luật khác nhau. Việc quy định về lợi ích nhà nước nói chung và tách biệt so với lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tạo nên sự chồng lấn giữa pháp luật cạnh tranh và các ngành luật khác - một vấn đề vốn đã tồn tại và khó giải quyết sẵn trong lĩnh vực này.
Luật Cạnh tranh quy định cụ thể 9 hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ Điều 40 đến Điều 49 bao gồm:
- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
- Xâm phạm bí mật kinh doanh; - Ép buộc trong kinh doanh; - Gièm pha doanh nghiệp khác;
- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; - Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; - Phân biệt đối xử của hiệp hội;
- Bán hàng đa cấp bất chính;
Trong số các hành vi này, một số hành vi thể hiện sự xâm hại trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh như xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha, quấy rối doanh nghiệp khác, một số hành vi có thể ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh, đồng thời lại vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Quy định về phân biệt đối xử của hiệp hội hướng đến một đối tượng đặc biệt là các hiệp hội thương nhân. Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các hiệp hội mạnh có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động thị trường và các quyết định của hiệp hội tác động đáng kể đến tương quan cạnh tranh, có thể tạo lợi thế cho một hoặc một số thành viên so với những đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực và cùng tham gia hiệp hội khác, qua đó làm sai lệch cạnh tranh. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, khi tầng lớp thương nhân chưa đủ mạnh và các liên kết còn lỏng lẻo, vai trò của các hiệp hội thương mại, hiệp hội ngành hàng tỏ ra mờ nhạt, quy định về hiệp hội chủ yếu mang tính chất răn đe, phịng ngừa, khơng thể hiện được hiệu quả tức thời.
Ngược lại, bán hàng đa cấp bất chính được đưa vào Luật Cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết phải điều chỉnh một vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội, hơn là do xem xét bản chất cạnh tranh của hành vi này. Vị trí phù hợp của quy định về bán hàng đa cấp nên là tại Luật Thương mại được ban hành sau Luật Cạnh tranh nửa năm (được Quốc hội thơng qua ngày 14/6/2005 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2006), bởi đây là một hành vi thương mại đặc thù. Các quy định chống bán hàng đa cấp bất chính chủ yếu nhằm bảo vệ người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp khỏi một số dạng lừa đảo của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Quan hệ giữa hai chủ thể này hồn tồn khơng phải quan hệ cạnh tranh hay tiêu dùng thông thường (người tham gia mua hàng của doanh nghiệp để bán lại) mà là một quan hệ hợp đồng vì mục tiêu lợi nhuận (hợp đồng thương mại), có các đặc điểm tương tự như hợp đồng hợp tác kinh doanh hay hợp đồng đại lý của Luật Thương mại. Mặc dù có thể tìm thấy quy định về bán hàng đa cấp trong một số đạo luật cạnh tranh (Đài Loan, Canađa), tuy nhiên đó là những trường hợp khơng tiêu biểu. Chẳng hạn như Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan có bao gồm quy định về bán hàng đa cấp tại Điều 23, tuy nhiên sau đó đã ban
hành một văn bản chi tiết điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp, mặc dù vẫn do Uỷ ban Thương mại lành mạnh Đài Loan chịu trách nhiệm quản lý [41].
Cuối cùng, khoản 10 Điều 39 Luật Cạnh tranh mang tính chất điều khoản “quét”, quy định các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.
Như vậy, bên cạnh những hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được định danh, cơ quan cạnh tranh Việt Nam khơng có thẩm quyền xem xét và kết luận một hành vi thị trường bất kỳ có mang tính cạnh tranh khơng lành mạnh hay khơng. Có thể hình dung một trình tự lập pháp theo đó khi phát hiện một dạng hành vi cạnh tranh có biểu hiện khơng lành mạnh xuất hiện trên thị trường, cơ quan cạnh tranh, cơ quan quản lý ngành hay chính các doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành có thể đề xuất với Chính phủ ban hành văn bản điều chỉnh dưới dạng Nghị định. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất ý kiến giữa các bên liên quan và thời gian cho việc xây dựng một văn bản dưới luật, thông thường sẽ mất khoảng 1 năm. Trên thực tế hiện chưa tồn tại văn bản nào như vậy. Ngoài Luật Cạnh tranh, các quy định về cạnh tranh khơng lành mạnh chỉ có duy nhất một văn bản khác quy định về cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên lại không phải là văn bản dưới Luật. Theo Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các hành vi sau đây bị coi là cạnh tranh khơng lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:
- ; - ; - ; - .
Tuy nhiên, các quy định nói trên xuất phát từ yêu cầu nội luật hoá các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hơn là thực tiễn cạnh tranh trong nước, do đó việc đưa nội dung cạnh tranh khơng lành mạnh vào Luật Sở hữu trí tuệ cịn nhiều chỗ cịn gượng ép. Mặc dù Khoản 3 Điều 211 của Luật cũng dẫn chiếu đến pháp luật cạnh tranh khi quy định t
, nhưng có thể thấy tại Nghị định 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh hồn tồn khơng có chế tài để xử lý hai hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ của đại diện hoặc đại lý và đăng ký tên miền nhằm mục đích cạnh tranh. Do đó, dễ có khả năng xảy ra tình trạng quy định treo, khơng có biện pháp xử lý, lặp lại trường hợp Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp trước đây.