Liên quan đến vấn đề gây nhầm lẫn cho khách hàng, quảng cáo bắt chước chỉ là một trường hợp đặc biệt của quảng cáo gây nhầm lẫn được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh. Nhầm lẫn trong trường hợp quảng cáo bắt chước, như đã phân tích ở trên, thường khơng phải là dạng nhầm lẫn sản phẩm, dịch vụ này với sản phẩm dịch vụ khác theo kiểu hàng giả đã nói trên, mà gây nhầm lẫn cho khách hàng trong việc nhận thức về người sản xuất hàng hố, dịch vụ đó. Người quảng cáo bắt chước cố tình tạo ấn tượng cho cơng chúng về sự liên hệ với chủ thể bị bắt chước, thơng qua đó để khai thác uy tín, danh tiếng của chủ thể này. Ở đây, để đáp ứng điều kiện về động cơ “gây nhầm lẫn
cho khách hàng”, người bắt chước và người bị bắt chước thường là thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại, tuy nhiên trong trường hợp vi phạm nhằm vào các sản phẩm, dịch vụ, nhãn hiệu, tên thương mại nổi tiếng, phạm vi xem xét có thể mở rộng, khơng loại trừ đối tượng kinh doanh tại các lĩnh vực khác. .
Kinh nghiệm pháp luật quốc tế khái quát các dạng nhầm lẫn cơ bản khi tiếp nhận quảng cáo tương tự như sau:
- Nhầm lẫn về nguồn gốc: khi tiếp nhận các quảng cáo giống nhau, người xem có thể ngộ nhận rằng hai loại hàng hoá, dịch vụ được quảng cáo thuộc cùng một chủ sản xuất.
- Nhầm lẫn về liên hệ: Rộng hơn trường hợp trên, ngay cả khi khơng nhầm lẫn hai loại hàng hố, dịch vụ được quảng cáo thuộc cùng một nguồn gốc, người tiếp nhận quảng cáo vẫn có thể cho rằng giữa hai nhà sản xuất có mối liên quan, liên hệ trong kinh doanh, thuộc cùng một tập đồn, có quan hệ đối tác hay uỷ thác, nhượng quyền…
- Nhầm lẫn về “tài trợ” (khái niệm của Luật Lanham): ngay cả khi người tiêu dùng khơng cho rằng giữa hai chủ thể quảng cáo có mối liên hệ kinh doanh tập trung và liên tục, họ vẫn có thể hiểu việc sử dụng quảng cáo tương tự thể hiện rằng một bên cho phép bên kia thực hiện theo thoả thuận trong một thời gian nhất định. Đặc biệt trong trường hợp một bên khai thác hỉnh ảnh những người nổi tiếng, hay những nhân vật hư cấu trong tác phẩm nghệ thuật thuộc quyền của bên khác, người tiêu dùng có thể hiểu rằng bên vi phạm đã nhận được bên có quyền cho phép, và thực tế sự xuất hiện của những hình ảnh này có tác dụng khuyến khích nhu cầu của người tiêu dùng rất lớn.