- Quảng cáo gian dối trong hoạt động bán hàng đa cấp bất chính (Điều 48 khoản 4)
2.2.4.1 Cơ quan cạnh tranh
Theo quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn, tồn tại hai cơ quan cạnh tranh có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt là Cục Quản lý cạnh
tranh và Hội đồng cạnh tranh. Cơ quan cạnh tranh có thẩm quyền xử lý các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, trong đó có quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh, là Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương). Nếu như trong các vụ việc hạn chế cạnh tranh, nhiệm vụ của Cục Quản lý cạnh tranh chỉ giới hạn trong việc tiến hành điều tra, sau đó chuyển kết quả điều tra cho Hội đồng cạnh tranh xử lý, thì trong các vụ việc vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm cả quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, Cục sẽ tiến hành điều tra và trong trường hợp xác định vi phạm Cục có thẩm quyền định xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh.
Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/1/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh đã trao cho cơ quan này một nhiệm vụ tương đối nặng nề. Bên cạnh chức năng quản lý cạnh tranh, cơ quan này cịn có chức năng chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, như vậy là thực thi một luật (Luật Cạnh tranh) và 04 pháp lệnh (Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp, Pháp lệnh Tự vệ và Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng). Đồng thời, cơ quan này còn được giao nhiệm vụ phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngồi đối với hàng hố xuất khẩu của Việt Nam.
Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng là hai lĩnh vực pháp luật tương đối có liên quan đến nhau và trên thực tế một số nước đã giao cho một cơ quan quản lý cả hai lĩnh vực này (Mỹ với Uỷ ban Thương mại Liên bang, Pháp với Tổng vụ Cạnh tranh, Tiêu dùng và Trấn áp gian lận thương mại, Úc với Uỷ ban Cạnh tranh và Tiêu dùng). Đây cũng là những cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi quảng cáo khơng lành mạnh. Tuy nhiên, chức năng cịn lại liên quan đến các tranh chấp thương mại quốc tế (trade remedies) về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ có sự khác biệt đáng kể và Việt Nam có thể là nước duy nhất trên thế giới giao hai chức năng về cạnh tranh và trade remedies cho cùng một cơ quan thực thi. Các chức năng phức tạp và dàn trải sẽ làm phân tán nguồn lực của cơ quan cạnh tranh Việt Nam, khiến cho việc thực thi pháp luật cạnh tranh không đảm bảo hiệu quả như mong muốn.
Chỗ đứng của cơ quan cạnh tranh trong bộ máy nhà nước tại các quốc gia trên thế giới có sự khác biệt đáng kể. Trong quá trình soạn thảo Luật Cạnh tranh Việt Nam, Ban Soạn thảo đã tổng hợp tài liệu nghiên cứu về cơ quan cạnh tranh của 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy có 14 nước có mơ hình
cơ quan cạnh tranh trực thuộc Chính phủ, Tổng thống hoặc Thủ tướng với tư cách là cơ quan cấp Bộ (như Liên bang Nga, Australia, Hàn Quốc, Indonesia…), 32 nước có mơ hình cơ quan cạnh tranh trực thuộc bộ quản lý kinh tế, thương mại hoặc cơng nghiệp (Pháp, Đức, Nhật Bản), cá biệt có 04 nước có cơ quan cạnh tranh trực thuộc Quốc hội với tư cách như một uỷ ban giám sát hoạt động cạnh tranh trên thị trường (Mỹ, Italia…) [22, tr53]. Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam trực thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), cơ chế này khi mới được đưa ra đã gặp phải nhiều quan ngại từ phía một số nhà nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp, cho rằng khơng đủ đảm bảo tính độc lập cho cơ quan cạnh tranh. Nhất là trong điều kiện Bộ vẫn còn giữ vai trò cơ quan chủ quản của một số doanh nghiệp nhà nước, cơ quan cạnh tranh bị cho rằng có thể có thiên vị khi đưa ra phán quyết trong vụ việc có liên quan đến những doanh nghiệp này. Tuy nhiên, cần thấy rằng cơ chế trực thuộc về mặt hành chính khơng đồng nhất với trực thuộc trong chức năng, nhiệm vụ. Đảm bảo việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cạnh tranh được cân bằng, độc lập chính là đã đảm bảo cho vai trò độc lập của cơ quan này, đem lại hiệu quả cho hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh.
Do cơ quan cạnh tranh là một cơ quan hành chính, thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh được coi là một thủ tục hành chính, mặc dù có những đặc thù riêng theo thơng lệ quốc tế. Hình thức xử lý vi phạm, quy trình tiến hành tố tụng cạnh tranh và các hoạt động khác của cơ quan cạnh tranh cũng chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật về quản lý hành chính. Người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Đây cũng là một quy định nhằm đảm bảo tính độc lập và quyết đốn của cơ quan cạnh tranh Việt Nam khi điều kiện chưa cho phép xây dựng một cơ quan cạnh tranh trực thuộc Quốc hội hay Chính phủ như kinh nghiệm của nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh, Cục truởng có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 76 của Luật Cạnh tranh, trong đó bao gồm tiến hành và đình chỉ điều tra, phân cơng và kiểm tra điều tra viên, trưng cầu giám định và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều tra viên là người trực tiếp thực hiện tố tụng cạnh tranh. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Quyền và nghĩa vụ của điều tra viên khi tiến hành tố tụng cạnh tranh được quy định tại Điều 77 của Luật Cạnh tranh: