Kinh nghiệm của các nước Châ uÁ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 48 - 52)

CHƢƠNG 1 : QUẢNG CÁO CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

1.2 Điều chỉnh quảng cáo cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng

1.2.4.3 Kinh nghiệm của các nước Châ uÁ

Quy định điều chỉnh quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh của các nước trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, có những điểm đáng để tham khảo, do chúng phát xuất từ điều kiện kinh tế, xã hội tương tự với Việt Nam. Tại các quốc gia này, dù hệ thống pháp luật cạnh tranh mỗi nước có những đặc điểm riêng, nhưng đều ghi nhận sự tồn tại của cơ quan cạnh tranh với chức năng bao gồm cả xử lý quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh với tên gọi là Uỷ ban Thương mại lành mạnh. Đây là cơ quan ngang Bộ hoặc trực thuộc Bộ quản lý về kinh tế, thương mại, có nhiệm vụ thực thi pháp luật cạnh

tranh thống nhất trên tồn quốc, đồng thời giúp chính phủ xây dựng và thực thi chính sách cạnh tranh. Trước đây, trong một thời gian dài khi các quốc gia Đông Á thực thi chính sách phát triển kinh tế dựa vào các tập đồn lớn (chaebol), tính chất độc quyền hố và sự lũng đoạn của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường trong nền kinh tế của các quốc gia này rất cao. Pháp luật cạnh tranh và cơ quan cạnh tranh thời kỳ này có vai trị mờ nhạt. Kể từ sau khủng hoảng kinh tế khu vực những năm 1997-1998, khi một loạt quốc gia tiến hành cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế, cạnh tranh dần được đề cao và tiếng nói của các Uỷ ban thương mại lành mạnh cho đến nay trở nên có trọng lượng trong hệ thống chính quyền.

Tại Nhật Bản, các quy định của pháp luật cạnh tranh nằm trong nhiều văn bản khác nhau, như Luật Cấm độc quyền hoá tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh, Luật về Thầu phụ, Luật về Quà thưởng và quảng cáo, Luật về Xoá bỏ và ngăn chặn việc thơng đồng trong đấu thầu, trong đó văn bản đầu tiên, thường được gọi ngắn gọn là Luật Chống độc quyền, được ban hành từ năm 1947 theo mơ hình của Mỹ, có vai trị quan trọng nhất. Trong pháp luật cạnh tranh của Nhật Bản tồn tại khái niệm cạnh tranh không lành mạnh khác với khái niệm truyền thống, bao gồm các hành vi hạn chế cạnh tranh ở mức ít nghiêm trọng, chủ yếu liên quan đến lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường [37]. Quy định riêng về quảng cáo nằm tại Điều 4 của Luật về Quà thưởng và quảng cáo, theo đó hành vi giới thiệu về chất lượng và các điều kiện liên quan khác của hàng hoá, dịch vụ; giá cả và các điều kiện liên quan khác của giao dịch tốt hơn thực tế hay tốt hơn của các đối thủ cạnh tranh khác trái với thực tế, hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng nói chung, đều bị coi là lơi kéo khách hàng bất chính và cản trở cạnh tranh lành mạnh. Như vậy, điều khoản này khơng có sự phân biệt cụ thể giữa quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh, và đều áp dụng cùng một phương thức điều chỉnh. Uỷ ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản khi phát hiện vi phạm sẽ mở phiên điều trần và ra quyết định đình chỉ và chấm dứt hành vi vi phạm [36].

Tại Hàn Quốc, các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh được điều chỉnh trong một đạo luật chung là Luật Thương mại lành mạnh. Tại Chương V, Điều 23 khoản 6 của Luật cấm các doanh nghiệp sử dụng quảng cáo (bao gồm cả sử dụng thương hiệu) hay các trình bày gian dối có thể lừa gạt hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về doanh nghiệp hoặc hàng hố, dịch vụ của doanh nghiệp đó. Ủy ban thương mại lành mạnh Hàn Quốc có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, công bố về vi phạm, buộc cải chính cơng khai về quảng cáo vi phạm, và phạt hành chính tới 2% doanh thu của bên vi phạm hoặc tới 500 triệu won (tương đương khoảng 500.000 USD) [38].

Tương tự như Hàn Quốc, Đài Loan ban hành Luật Thương mại lành mạnh điều chỉnh chung các hành vi vi phạm về cạnh tranh. Tuy nhiên, các quy định về quảng cáo cạnh tranh của Đài Loan có phần cụ thể hơn Hàn Quốc, trong đó Điều 21 của Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan cấm doanh nghiệp sử dụng các diễn đạt hoặc biểu tượng gian dối hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ trong quảng cáo, hay bằng bất kỳ cách nào khác để công chúng biết tới. Nội dung điều này cũng cấm việc bán, vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hố có mang diễn giải hoặc biểu tượng gây nhầm lẫn. Đặc biệt, các hãng quảng cáo hoặc phương tiện truyền thơng nếu biết hoặc có thể biết về khả năng gây nhầm lẫn nhưng vẫn thực hiện quảng cáo vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới và toàn bộ về các thiệt hại phát sinh. Đây là những quy định nghiêm khắc và triệt để hơn rất nhiều so với thông lệ pháp luật về quảng cáo cạnh tranh của nhiều nước khác (chẳng hạn như các quy định của Mỹ đã không đặt ra vấn đề xử lý hãng quảng cáo hoặc phương tiện truyền thông, trừ khi các đối tượng này từ chối hợp tác, không chịu cung cấp thông tin về người quảng cáo cho Uỷ ban Thương mại liên bang). Bên cạnh đó, Điều 22 của Luật cũng cấm việc đưa ra những tuyên bố sai lạc gây thiệt hại cho uy tín của doanh nghiệp khác vì mục đích cạnh tranh. Uỷ ban Thương mại lành mạnh Đài Loan có quyền yêu cầu bên vi phạm đình chỉ hoặc điều chỉnh hành vi, cải chính cơng khai và phạt tiền từ 50 nghìn đến 20 triệu Đài tệ (khoảng từ 1.500 đến 60.000 USD). Trong trường hợp không chấp hành yêu cầu của Uỷ ban, khoản phạt có thể tăng từ 100 nghìn đến 50 triệu Đài tệ. Cá nhân vi phạm Điều 22 cịn có thể bị phạt tù tới 2 năm [40].

Như vậy, có thể thấy các quốc gia cùng khu vực và đi trước chúng ta trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường đã đồng thời xây dựng được hệ thống pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo đẩy đủ và có hiệu quả, nhằm đảo bảo cho sự vận hành ổn định và lành mạnh của cơ chế thị trường. Cho dù pháp luật của họ thể hiện sự học tập, mô phỏng các trường phái pháp luật Châu Âu hay Mỹ, các quy định tự chúng vẫn chứng tỏ được giá trị trên thực tế, góp phần vào thành cơng của nền kinh tế thị trường tại các quốc gia nói trên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

- Quảng cáo là hoạt động có lịch sử hình thành lâu đời, tuy nhiên chỉ thực sự phát triển và thể hiện đầy đủ vai trò và hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Quảng cáo có bản chất thơng tin và bản chất thương mại. Bản chất thông tin thể hiện ở việc cung cấp thông tin của thương nhân đến cho người mua tiềm năng. Bản chất thương mại thể hiện ở việc thương nhân trả tiền để quảng cáo vì mục đích lợi nhuận. Quảng cáo có chức năng xúc tiến thương mại, khơng chỉ giới thiệu hàng hố, dịch vụ mà còn định hướng hành vi tiêu dùng của người mua, góp phần thúc đẩy lưu thơng hàng hố và phát triển kinh tế, xã hội. Trong nền kinh tế hiện đại, xuất hiện nhiều loại hình quảng cáo khác nhau, nhưng đều thể hiện quan hệ xã hội giữa người quảng cáo là doanh nghiệp, thương nhân và người tiếp nhận quảng cáo là khách hàng, người tiêu dùng.

- Quảng cáo trong cơ chế thị trường là một hành vi cạnh tranh, thể hiện sự ganh đua của các thương nhân để lôi kéo khách hàng tiêu thụ hàng hố, dịch vụ của mình. Quảng cáo cạnh tranh tác động đến hai đối tượng là đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng, có ảnh hưởng đến sự vận hành của cơ chế cạnh tranh và pháp luật thị trường, do đó chịu sự điều chỉnh trong khn khổ pháp luật cạnh tranh.

- Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Đây là các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp, thương nhân vi phạm chuẩn mực về trung thực, thiện chí trong kinh doanh, tạo ra lợi thế khơng chính đáng cho người quảng cáo và gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như các đối thủ cạnh tranh khác. Các hình thức quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh thường gặp bao gồm quảng cáo cơng kích đối thủ cạnh tranh, quảng cáo lợi dụng uy tín của đối thủ cạnh tranh và quảng cáo lơi kéo bất chính người tiêu dùng. Các hình thức này được ghi nhận trong pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo của nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển.

2 CHƢƠNG 2: ĐIỀU CHỈNH QUẢNG CÁO TRONG KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)