Trên thực tế, rất khó để tách bạch giữa quảng cáo gian dối (false advertising) và quảng cáo gây nhầm lẫn (misleading advertising). Người ta đã thử lý giải sự khác biệt giữa hai loại hình này bằng các hướng khác nhau:
- Dựa trên yếu tố chủ quan, quảng cáo gian dối có thể được hiểu là hành vi của nhà quảng cáo cố ý đưa ra các thông tin sai trái, trong khi quảng cáo gây nhầm lẫn sẽ là các thiếu sót vơ ý gây sai lệch trong nhận thức người tiêu dùng.
- Dựa vào yếu tố nội dung, có quan điểm cho rằng quảng cáo gian dối là những quảng cáo đưa ra thông tin sai lệch về bản chất hàng hoá, dịch vụ, trong khi quảng cáo gây nhầm lẫn là những quảng cáo đưa ra thông tin sai lệch về nguồn gốc sản phẩm, nhà sản xuất. Cũng có quan điểm cho rằng quảng cáo gian dối được hiểu là có nội dung thơng tin thực sự sai trái, còn quảng cáo gây nhầm lẫn có thể chỉ dừng ở mức tạo ra những ấn tượng sai trái cho người xem.
- Dựa vào yếu tố hậu quả, cũng có quan điểm cho rằng quảng cáo gian dối chỉ dừng ở việc đưa ra thơng tin sai trái, cịn quảng cáo gây nhầm lẫn mới thể hiện hậu quả làm sai lệnh nhận thức người tiêu dùng và dẫn họ đến những hành động lầm lẫn (misleading).
Tuy nhiên, khơng có một cách lý giải nào thật sự thuyết phục cho việc tách rời hai dạng hành vi này, chẳng hạn như nguyên tắc xử lý quảng cáo sai sự thật, dù là gian dối hay gây nhầm lẫn, bao giờ cũng chỉ áp dụng khi có sai lệch về nhận thức ở người tiêu dùng và dẫn họ hoặc có thể dẫn họ đến những hành động thực tế. Hoặc rất khó để xác định ý đồ thực sự của nhà quảng cáo khơng trung thực, do đó các cơ quan xử lý thường khơng xét đến yếu tố chủ quan vô ý hay cố ý của bên vi phạm, trừ khi có những bằng chứng thực sự rõ ràng cho việc này. Do khó tách biệt, trên thực tế đa số các quốc gia đã chọn giải pháp quy định hai dạng hành vi false và misleading này cùng chung trong một điều luật, với cách thức và chế tài xử lý giống nhau, và Việt Nam cũng đi theo hướng này