- Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
2.3 Một số vụ việc thực tiễn: Phân tích và bình luận
2.3.1.1 Vụ việc quảng cáo so sánh của Công ty Kym Đan
Kym Đan là công ty sản xuât nệm bằng chất liệu cao su tự nhiên hàng đầu tại Việt Nam, với thương hiệu có uy tín và sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao. Do đó việc cơng ty này vướng mắc vào vụ việc quảng cáo so sánh dưới đấy gây sự ngạc nhiên và chú ý trong dư luận.
Liên tiếp từ ngày 7 đến 14/7/2001, Kim Đan đăng quảng cáo khổ lớn trên 5 tờ báo tại TP HCM với nội dung như sau: “Công ty Cổ phần Cao su Sài
Gịn - Kymdan - xin trân trọng thơng báo đến quý khách hàng như sau: Đối với nệm lò xo, ngoài việc lực phân bố để nâng đỡ cơ thể người nằm không đều khắp bề mặt, do tính chất khơng ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo thấp (tính dẻo cao), nệm sẽ bị xẹp sau thời gian sử dụng. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lị xo có thể dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên khơng có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Kymdan hồn tồn khơng sản xuất nệm lị xo cũng như nệm nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của Kymdan đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian…”.
Ba nhà sản xuất các sản phẩm nệm mút nhẹ và nệm lị xo là các cơng ty Vạn Thành, Ưu Việt, và Anh Dũng đã khởi kiện Kym Đan tại Toà án nhân dân Quận 11, TP.HCM cáo buộc Công ty Kym Đan đã lợi dụng quảng cáo, so sánh hàng hoá, gây thiệt hại cho họ, vi phạm Khoản 5 Điều 192 Luật Thương mại 1997 cấm quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh hàng hoá,
dịch vụ của mình với hành hố, dịch vụ của thương nhân khác (Cơng ty Anh
Dũng sau đó đã rút đơn). Theo nguyên đơn, nội dung quảng cáo của Kym Đan đã ám chỉ về chất lượng sản phẩm của 3 đối thủ cạnh tranh và gây thiệt
hại cho họ, sau khi quảng cáo đăng tin, nhiều đại lý đã trả hàng và không chịu tiêu thụ sản phẩm. Công ty Kym Đan cũng không đưa ra được cơ sở khoa học làm căn cứ cho nhận định về nệm lò xo, nệm mút chất lượng thấp.
Phía cơng ty Kym Đan đưa ra lập luận nội dung quảng cáo khơng nêu đích danh tên thương nhân sản xuất nào khác, do đó khơng thể coi là quảng cáo so sánh. Nội dung quảng cáo chỉ mang tính chất cảnh báo người tiêu dùng do xuất hiện hàng giả nhãn hiệu Kym Đan chất lượng thấp trên thị trường.
Đây có thể coi là vụ việc quảng cáo cạnh tranh đầu tiên được xem xét xử lý tại Việt Nam, các cơ quan chức năng còn lúng túng trong việc áp dụng pháp luật cho vấn đề này, do đó diễn biến vụ việc rất phức tạp và phát sinh nhiều tình tiết thú vị. Tại phiên xử sơ thẩm tháng 9/2001, TAND Quận 11 kết luận Kym Đan không vi phạm Luật Thương mại. Tháng 3/2002, Toà Phúc thẩm TAND TP.HCM phán quyết ngược lại rằng Kym Đan đã thực hiện quảng cáo so sánh vi phạm Luật Thương mại, và do không xác định được thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, công ty này chỉ phải xin lỗi công khai. Tháng 4/2002, Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm đối với phán quyết của Toà Phúc thẩm TP.HCM vì cho rằng khơng có căn cứ kết luận Kym Đan vi phạm, đề nghị huỷ bản án phúc thẩm, giao hồ sơ TAND thành phố xét xử lại. Sau khi bản án giám đốc thẩm của TAND Tối cao giữ nguyên phán quyết của Toà Phúc thẩm TP.HCM về vi phạm của Kym Đan, tháng 5/2003 Viện kiểm sát nhân dân tối cao một lần nữa kháng nghị giám đốc thẩm tới Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, đề nghị Hội đồng đưa vụ ra xét xử theo hướng hủy quyết định giám đốc thẩm của TAND Tối cao, đồng thời tạm đình chỉ thi hành quyết định giám đốc thẩm nêu trên, chờ phán quyết của Hội đồng thẩm phán. Kết luận của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao cho rằng Kym Đan có vi phạm và buộc phải xin lỗi đối thủ cạnh tranh đã khép lại vụ việc này [50].
Qua vụ việc nói trên, có thể rút ra một số vấn đề pháp lý và thực tiễn như sau:
- Thứ nhất, kể từ khi Luật Cạnh tranh chưa ra đời, trong pháp luật Việt Nam cũng đã tồn tại các quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và cung cấp những công cụ cần thiết để ngăn chặn hành vi này.
- Thứ hai, trong nội dung vụ việc, có thể thấy cấu thành hành vi quảng cáo so sánh không nhất thiết nội dung phải nêu đích danh đối thủ cạnh tranh của nhà quảng cáo. Trường hợp nội dung quảng cáo có sự ám chỉ, mặc định, cho phép người tiếp nhận nghĩ ngay hoặc liên tưởng ngay đến đối thủ cạnh tranh, cũng có thể kết luận đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác.
- Thứ ba, về phạm vi hàng hoá, dịch vụ cùng loại: theo ý kiến của một số cửa hàng, sản phẩm nệm cao su tự nhiên của Kym Đan có giá đắt hơn rất nhiều so với sản phẩm đệm mút, đệm lị xo của các doanh nghiệp khác, do đó có thể khơng cạnh tranh trực tiếp với nhau[49]. Như vậy, phạm vi doanh nghiệp/thương nhân sản xuất hàng hoá cùng loại chịu sự tác động của hành vi quảng cáo so sánh mở rộng hơn nhiều so với quy định về thị trường liên quan và hàng hố có khả năng thay thế cho nhau áp dụng đối với các vụ việc về hạn chế cạnh tranh.
- Thứ tư, việc đánh giá quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh rất phức tạp, phụ thuộc vào nhận thức, cảm xúc chủ quan, do đó cùng một nội dung quảng cáo có thể dẫn đến nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau của các cơ quan xử lý vụ việc này.
- Thứ năm, xử lý quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là vấn đề nhận được sự quan tâm từ nhiều phía. Trong vụ việc nói trên, dù biện pháp xử lý chỉ giới hạn ở u cầu buộc cải chính cơng khai, khơng có phạt tiền hay bồi thường thiệt hại, các bên liên quan, kể cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đều bày tỏ ý chí đi đến tận cùng vụ việc, đẩy tranh chấp đi qua tất cả các cấp xét xử của toà án Việt Nam.