CHƢƠNG 1 : QUẢNG CÁO CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
1.2 Điều chỉnh quảng cáo cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng
1.2.3.1 Pháp luật cạnh tranh và cơ chế điều chỉnh của nó
Cạnh tranh là nền tảng cho sự vận hành của cơ chế thị trường, thúc đẩy và hợp lý hoá sản xuất, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và là động lực cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, để cạnh tranh thực sự đem lại những lợi ích như vậy, bản thân quá trình cạnh tranh phải được diễn ra trong những trật tự và khuôn khổ nhất định. Ý tưởng về sự cần thiết phải có can thiệp của nhà nước vào thị trường cạnh tranh đã được khẳng định từ sau cuộc Đại khủng hoảng của kinh tế thế giới những năm từ 1929 đến 1933, khi hình thái thị trường cạnh tranh tự do và học thuyết “bàn tay vơ hình” của Adam Smith sụp đổ. Trong giai đoạn này, cạnh tranh tự do đã bộc lộ những mặt trái của nó, gây ra những vấn đề trầm trọng như thất nghiệp, phá sản hàng loạt, lãng phí tài nguyên… Lịch sử đã ghi nhận một sự kiện đáng xấu hổ khi các thương nhân tại Châu Âu và Mỹ đổ hàng nghìn tấn hàng hố xuống biển để giữ giá sản phẩm, nhất định không chịu hạ giá bán cho người tiêu dùng. Bản thân cơ chế thị trường có những khuyết tật mà tự nó khơng thể khắc phục được, do đó cần phải có sự can dự của công quyền nhằm định hướng các hoạt động trên thị trường diễn tiến trong một khuôn khổ hợp lý. Chỉ có quyền lực của nhà nước mới có thể là đối trọng giúp bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng trước các thế lực thị trường hùng mạnh, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và khiến cho cạnh tranh thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế theo những định hướng của giai cấp thống trị cũng như phù hợp với lợi ích chung của tồn xã hội.
Các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới đã sử dụng nhiều cơng cụ chính sách khác nhau để điều tiết cạnh tranh, như chính sách thuế, chính sách đầu tư và nhập ngành, kiểm soát giá, điều tiết độc quyền, quốc hữu hoá … Trong số này, pháp luật cạnh tranh được coi là công cụ quan trọng nhất và là trung tâm trong cơ chế điều tiết cạnh tranh của một nhà nước. Pháp luật cạnh tranh trở thành một bộ phận cấu thành khung pháp luật kinh tế điều chỉnh nền kinh tế thị trường, phối hợp đồng bộ và hài hoà với các quy định về quyền tự do và bình đẳng trong kinh doanh của Hiến pháp, địa vị pháp lý của doanh nghiệp, thương nhân trong pháp luật về doanh nghiệp, các điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường trong pháp luật về đầu tư và phá sản, khuôn khổ của các hoạt động thị trường trong pháp luật về giao dịch dân sự và thương mại .v.v. Đặt ra ngoài tổng thể chung này, pháp luật cạnh tranh sẽ khơng có bất kỳ một hiệu quả nào đối với đời sống. Bởi vì, như đã đề cập đến tại phần trên, cạnh tranh cũng như pháp luật cạnh tranh chỉ có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường, với các tiền đề, điều kiện về kinh tế và
pháp lý chung cho phép nền kinh tế thị trường đó có cơ hội tồn tại và phát triển đúng như bản chất của nó.
Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh khác biệt cơ bản với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật kinh tế về cơ chế điều chỉnh. Cơ chế điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh có hai đặc trưng cơ bản, đó là tính tiếp cận từ mặt trái và tính khơng triệt để trong nội dung điều chỉnh [27, tr.71] đối với các hoạt động cạnh tranh.
- Tính chất tiếp cận từ mặt trái: Trong khi các văn bản pháp luật về kinh tế khác tập trung quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ - những việc được làm và phải làm - của chủ thể tham gia kinh doanh, thì pháp luật cạnh tranh chỉ khoanh vùng các hành vi bị ngăn cấm trong hoạt động cạnh tranh, chứ không hướng dẫn các đối tượng điều chỉnh cần làm những gì hoặc phải làm những gì.
- Tính chất khơng triệt để trong nội dung điều chỉnh: các quy định của pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là về cạnh tranh không lành mạnh, không bao giờ quy định đầy đủ và triệt để toàn bộ các hành vi phản cạnh tranh tồn tại trong nền kinh tế xã hội. Quy định của luật thường đặt ra điều khoản mở cho phép cơ quan cơng quyền có thể bổ sung các hành vi mới xuất hiện có ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh và xét thấy cần điều chỉnh, ngăn chặn. Mặt khác, đối với các hành vi đã được quy định trong luật, bên cạnh một số hành vi bị cấm đoán tuyệt đối (per se rule), nhiều hành vi khác được xem xét theo
nguyên tắc hợp lý (rule of reason), cho phép cơ quan xử lý chiếu theo hoàn
cảnh thực tế của vụ việc để cân nhắc xem xét hành vi có xâm hại đến cạnh tranh và ảnh hưởng xấu cho xã hội hay khơng. Bên cạnh đó, các điều khoản miễn trừ dành cho các hành vi dạng này cũng là một đặc điểm nhận diện của pháp luật cạnh tranh tại mọi quốc gia.
Những đặc trưng trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh có nguyên nhân cả về lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, cho đến nay cho dù đã có nhiều học thuyết tiếp cận nghiên cứu, nhưng các nhà làm luật không thể đưa ra kết luận cụ thể về nội hàm khái niệm cạnh tranh lành mạnh, vốn bao trùm lên nhiều lĩnh vực khác nhau. Về mặt thực tiễn, hoạt động cạnh tranh cũng chính là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thương nhân trên thương trường, hết sức đa dạng và phong phú. Do đó, khơng thể đưa vào luật một danh sách những hành vi được coi là cạnh tranh lành mạnh để hướng dẫn cho những doanh nghiệp, thương nhân tham gia thị trường. Quy định đóng khung các hành vi cạnh tranh “được phép” sẽ kìm hãm, ngăn cản sự sáng tạo trong kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Cách tiếp cận từ mặt trái của cạnh tranh phù hợp với nguyên tắc chung của tự do
trong kinh doanh, theo đó cá nhân, tổ chức kinh doanh có thể tự do “làm những việc mà pháp luật khơng cấm”.
Cũng chính vì hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú, có thể ở từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau mà một hành vi sẽ bị xác định là phản cạnh tranh khi đi ngược lại lợi ích của nhà nước và xã hội, nhưng ở một thời điểm, hồn cảnh khác thì hành vi đó lại khơng xâm hại đến lợi ích cơng và khơng đáng bị ngăn cấm. Vì vậy, pháp luật cạnh tranh đặt ra những điều khoản mở và những quy định miễn trừ cho phép áp dụng pháp luật một cách linh hoạt. Cần thấy rằng, các lĩnh vực pháp luật khác cũng có sự mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi các hành vi, quan hệ xã hội được điều chỉnh, ngay cả lĩnh vực có chế tài nghiêm khắc nhất là hình sự cũng có q trình tội phạm hố và phi tội phạm hoá các hành vi bị coi là nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, do tính linh hoạt trong hoạt động cạnh tranh, trong quan hệ kinh doanh mạnh hơn trong các quan hệ xã hội khác rất nhiều, cơ chế điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh cũng trở nên tuỳ nghi và khả biến hơn rất nhiều so với cơ chế điều chỉnh của những ngành luật khác. Chính vì vậy, do dù nằm trong hệ thống pháp luật Anglo-Saxon hay hệ thống pháp luật Lục địa, hầu hết các quốc gia có xây dựng pháp luật cạnh tranh đều cho phép cơ quan cạnh tranh có một thẩm quyền rộng rãi trong việc vận dụng và áp dụng pháp luật, cũng như thừa nhận sự tồn tại của hệ thống án lệ trong quá trình xử lý các vụ việc cạnh tranh.
Những đặc điểm riêng biệt trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh sẽ thể hiện rõ nét trong các quy định điều chỉnh hoạt động quảng cáo cạnh tranh được phân tích tại phần sau.