Nội dung cơ bản của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 36 - 39)

CHƢƠNG 1 : QUẢNG CÁO CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

1.2 Điều chỉnh quảng cáo cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng

1.2.3.3 Nội dung cơ bản của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

Có thể hiểu đơn giản cạnh tranh không lành mạnh là một thứ cạnh tranh quá mức và vì thế gây tác dụng ngược. Nhà nghiên cứu người Pháp Dominique Brault đã trích dẫn một so sánh mang tính hình tượng: “Cạnh tranh là một thứ rượu, dùng đúng liều nó là chất kích thích, dùng q liều nó trở thành thuốc độc… Chúng ta chỉ có thể bước đi nhờ sự cân bằng có kiểm sốt; chúng ta sẽ ngã khi sự mất cân bằng đó khơng phải do chúng ta chủ ý tạo ra và khơng kiểm sốt, mà do lực bên ngồi đột ngột tạo ra; và chúng ta cũng không thể bước đi nếu từ chối mọi sự mất cân bằng. Tương tự như vậy, phải tạo ra cạnh tranh vừa đủ năng động để phát huy tính hữu hiệu của nó, nhưng cần tránh để cho cạnh tranh khốc liệt đến mức gây hại thái quá. ” [23,

tr.283].

Nhà nước không chỉ có trách nhiệm khơng tạo ra lợi thế hay bất lợi cho một đối thủ cạnh tranh, mà còn cần ngăn chặn việc các đối thủ cạnh tranh tạo ra lợi thế cho mình bằng bất kỳ thủ đoạn nào họ muốn. Nếu không, trật tự kinh tế sẽ bị rối loạn và nhiều doanh nghiệp trung thực bị gạt ra khỏi cuộc

chơi. Tuy nhiên, nếu chiều theo nguyện vọng giảm thiểu cạnh tranh của những người đi sau, cơ chế sẽ có nguy cơ mất đi tác dụng kích thích phát triển. Do đó, cơ chế điều chỉnh cạnh tranh phải duy trì được một mức độ cân bằng thích đáng, xác định rõ giới hạn của cạnh tranh tự do, và các hành vi vượt ra ngoài giới hạn sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.

Chiếu theo một trong những định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh được phổ biến rộng rãi nhất tại Điều 10 bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, được bổ sung vào Công ước năm 1900 và được sửa đổi lần cuối theo Văn bản Stockholm năm 1967, bất kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thơng lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Như đã

đề cập đến ở phần trên, việc sử dụng các tiêu chí về tập quán, đạo đức, như trong trường hợp này là “các thông lệ trung thực, hợp lý” để xác định phạm vi một khái niệm pháp lý sẽ đưa đến những điểm không rõ ràng. Thực tế Điều 10 bis đã có ý bỏ ngỏ khái niệm này cho pháp luật quốc gia của các nước thành viên Công ước tự định đoạt. Tuy nhiên đến cấp độ pháp luật quốc gia, tình hình cũng khơng có gì tiến triển hơn. Sự không rõ ràng trong việc xác định phạm vi cạnh tranh không lành mạnh tiếp tục được thể hiện trong pháp luật nhiều nước, tại Bỉ và Luxembourg các tiêu chí này được gọi là “thông lệ thương mại trung thực”, tại Tây Ban Nha và Thuỵ Sỹ là “nguyên tắc ngay tình”, tại Italia là “chính xác về mặt chun môn”, tại Đức, Hy Lạp và Ba Lan là “đạo đức kinh doanh”. Còn tại Hoa Kỳ, do thiếu định nghĩa trong các văn bản pháp luật, các toà án đã xác định từ nguồn án lệ định nghĩa cạnh tranh lành mạnh là “các nguyên tắc giải quyết trung thực và công bằng” hoặc “đạo đức thị trường”. Cạnh tranh không lành mạnh được mô tả là những hành vi trái ngược với “thông lệ trung thực, thiện ý”, do vậy không tạo nên được những chuẩn mực cụ thể về hành vi được chấp nhận. Tiêu chí “cơng bằng” hay “trung thực” phản ánh các quan niệm đa chiều về kinh tế, xã hội, văn hoá, đạo đức, triết học … tồn tại trong một xã hội, do đó sẽ khác nhau giữa các quốc gia hoặc thậm chí trong cùng một quốc gia. Theo thời gian, các tiêu chí này cũng có thể thay đổi. Hơn nữa, ln có những hoạt động cạnh tranh khơng lành mạnh mới, khi tính sáng tạo trong kinh doanh khơng có giới hạn. Mọi nỗ lực nằm bao quát trong một định nghĩa tất cả các hoạt động cạnh tranh hiện tại và tương lai trong một định nghĩa khi quát, có thể đồng thời xác định mọi hành vi bị ngăn cấm và linh hoạt đủ để thích nghi với những thơng lệ thị trường mới, cho đến nay vẫn thất bại [31].

Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là khơng thể có phạm vi điều chỉnh đối với cạnh tranh khơng lành mạnh. Nhìn chung, thơng qua thực tiễn thương mại, các nhà làm luật xác định được một số hành vi luôn luôn bị coi là

tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Điều 10 bis Công ước Paris đã đưa ra một danh sách không đầy đủ bao gồm ba hình thức cạnh tranh không lành mạnh đặc biệt bị cấm như sau:

- Mọi hành vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bất kỳ phương tiện nào, với cơ sở, hàng hoá hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh.

- Những tuyên bố sai trái trong công việc kinh doanh nhằm làm mất uy tín của cơ sở, hàng hố hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh.

- Những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh nhằm lừa dối công chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp về mục đích, hoặc số lượng của hàng hố.

Nội dung Điều 10 bis thể hiện rõ đây là một danh sách chưa đầy đủ, có thể coi chỉ là những ví dụ điển hình về cạnh tranh khơng lành mạnh. Có nhiều hành vi khác không được Điều 10 bis nhắc tới nhưng được pháp luật hoặc toà án các nước công nhận là cạnh tranh không lành mạnh, chẳng hạn như các quy định về gây rối và cản trở kinh doanh, xâm phạm bí mật kinh doanh hoặc lợi dụng thành quả đầu tư của doanh nghiệp, thương nhân khác. Bên cạnh đó, bản thân Cơng ước Paris cũng có nhiều quy định liên quan đến bảo hộ chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo nghĩa rộng, đặc biệt liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá và tên thương mại.

Xét một cách khái quát, có thể thấy rằng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được mơ tả trên đây có cùng một bản chất là việc tạo ra những lợi thế khơng chính đáng trong tương quan cạnh tranh trên thị trường, cho dù là trực tiếp cơng kích để hạ thấp vị thế đối thủ xuống hay sử dụng thành quả, uy tín của đối thủ để nâng vị thế mình lên. Cạnh tranh khơng lành mạnh cũng có thể là bất chấp thủ đoạn, thâu tóm khách hàng bằng những biện pháp tiêu cực mà các đối thủ khác từ chối sử dụng, và như vậy cũng tạo ra một lợi thế khơng chính đáng. Ngun tắc cốt lõi trong sự can thiệp của pháp luật vào cạnh tranh không lành mạnh chính là giữ cho vị thế giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bình đẳng, đảm bảo cuộc chơi cơng bằng, từ đó bảo vệ cạnh tranh lành mạnh để nó có thể đem lại lợi ích cho tồn thể cộng đồng. Chỉ bắt đầu từ mục đích bảo vệ các người chơi trung thực trên thị trường, pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh hướng đến một vai trị lớn hơn, gồm cả 3 mục đích: bảo vệ những đối thủ cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ mơi trường cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích chung.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)