- Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
2.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo
khẳng định quảng cáo về sữa tươi của Vinamilk cũng như các doanh nghiệp khác là quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Ở đây, vụ việc đã được Thanh tra ngành y tế giải quyết với tính chất vi phạm về quản lý hành chính (ghi sai nhãn mác). Các yêu cầu của từ phía các hiệp hội người tiêu dùng khơng được ghi nhận đầy đủ. Có thể thấy rằng tiếng nói của người tiêu dùng trong các vụ việc như trên khơng có hiệu quả một phần do cơ chế khiếu nại theo Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng chưa hợp lý, đồng thời pháp luật chưa đặt ra những chế tài chuyên biệt từ phương diện bảo vệ người tiêu dùng. Quy định chống quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại Điều 45 Luật Cạnh tranh có thể là một lựa chọn thay thế, để người tiêu dùng thực hiện quyền khiếu nại của mình, buộc các nhà sản xuất phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với sản phẩm họ cung cấp.
2.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cạnh tranh điều chỉnh quảng cáo quảng cáo
Quảng cáo với vai trò quan trọng trong nền kinh tế được điều chỉnh bởi nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Pháp luật cạnh tranh không bao quát điều chỉnh mọi vấn đề liên quan đến quảng cáo, mà chỉ tập trung vào góc độ cạnh tranh xét trên bản chất quảng cáo là một hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nội dung điều chỉnh quảng cáo của pháp luật cạnh tranh thể hiện tại Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Mặc dù mới được đưa vào thực thi trong một thời gian chưa dài (kể từ 01/7/2005 tới nay), đã phát sinh nhiều yêu cầu bổ sung, sửa đổi các quy định của Luật trong thực tế. Nguyên nhân do pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực rất mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hơn nữa lại rất phức tạp liên quan đến những diễn biến sinh động của nền kinh tế thị trường. Do đó các quy định đưa ra trong văn bản có thể chưa sát với tình hình thực tiễn, hoặc có thể lạc hậu trong một thời gian ngắn do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội. Xuất phát từ các nội dung nghiên cứu đã được trình bày tại tại các phần trên, Luận văn đi đến một số kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hoạt động quảng cáo tại Việt Nam:
2.4.1 Khẳng định bản chất thương mại trong khái niệm pháp lý về quảng cáo quảng cáo
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu tại mục 1.1.2.3, người viết Luận văn cho rằng cần thiết phải định vị lại quảng cáo trong pháp luật Việt Nam với tư cách là một hành vi thương mại, do các thương nhân thực hiện trên thị trường nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Khi chưa làm rõ tính chất thương mại của quảng cáo, Việt Nam sẽ chưa thể có giải pháp triệt để để hồn thiện pháp luật về quảng cáo theo xu hướng minh bạch hố chính sách, đảm bảo tự do thương mại, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Từ phía các cơ quan nhà nước, cần thiết có một giải pháp cho sự trùng lặp, chồng lấn về chức năng gây khó khăn cho hoạt động thực thi pháp luật. Từ phía cơng đồng doanh nghiệp, cần thiết phải khắc phục tình trạng các thương nhân hoạt động quảng cáo phải rà soát và tuân thủ cả hai hệ thống quy phạm pháp luật về quảng cáo và quảng cáo thương mại.
Theo hướng này, các loại hình “quảng cáo phi thương mại” tồn tại trong Pháp lệnh Quảng cáo 2001 sẽ được điều chỉnh thống nhất theo pháp luật về báo chí, thơng tin. Dự án Luật Quảng cáo đang được xây dựng sẽ chỉ tập trung vào quảng cáo thương mại trên cơ sở các chế định về quảng cáo thương mại của Luật Thương mại 2005. Theo quan điểm của người viết, để giải quyết vấn đề triệt để hơn, nếu các quy định về quảng cáo thương mại của Luật Thương mại 2005 vẫn đủ đáp ứng yêu cầu điều chỉnh thực tiễn, cần xem xét lại sự cần thiết phải nâng cấp Pháp lệnh Quảng cáo 2001 lên thành Luật, có thể chỉ thực hiện những sửa đổi nhất định để chuyển chế định về quảng cáo phi thương mại sang phạm vi điều chỉnh của một văn bản pháp luật khác hoặc ban hành riêng một văn bản điều chỉnh hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động.
2.4.2 Sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh và ban hành Nghị định hướng dẫn Luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. dẫn Luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Sự tồn tại các quy định điều chỉnh quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh lại khơng có gì mâu thuẫn với định hướng xây dựng một văn bản thống nhất điều chỉnh quảng cáo với tư cách một hành vi thương mại. Thứ nhất, có sự đồng nhất trong hành vi thương mại và hành vi cạnh tranh của các thương nhân trên thị trường, một hành vi có mục đích tìm kiếm lợi nhuận của một thương nhân cũng đồng nghĩa với việc xung đột lợi ích và ganh đua với mục đích lợi nhuận của thương nhân khác. Thứ hai, Luật Cạnh tranh với tư cách là luật chung chỉ quan tâm đến các biểu hiện về cạnh tranh trong hoạt động quảng cáo. Toàn bộ các nội dung pháp lý khác của quảng cáo như chủ thể quảng cáo, phương tiện quảng cáo, hình thức quảng
cáo, thủ tục quảng cáo, cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo … cần phải được quy định tại một văn bản chuyên ngành là Luật Quảng cáo hoặc chế định về quảng cáo tại Luật Thương mại.
Về Luật Cạnh tranh nói riêng, mặc dù mới được ban hành và đưa vào thực thi trong một thời gian chưa lâu, đã phát sinh những yêu cầu từ thực tiễn về việc điều chỉnh nhiều nội dung của Luật cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Một số vướng mắc phát sinh từ các văn bản hướng dẫn thực thi như Nghị định 116/2005/NĐ-CP hay Nghị định 120/2005/NĐ-CP cũng bắt nguồn từ hạn chế trong quy định của Luật, do đó ngay từ thời điểm này nghiên cứu một dự án sửa đổi, bổ sung văn bản luật có tầm quan trọng đặc biệt (được coi là Hiến pháp của nền kinh tế thị trường) này là rất cần thiết.
Mặt khác, các quy định của hành vi cạnh tranh không lành của Luật Cạnh tranh không được hướng dẫn tại hệ thống các văn bản dưới luật, dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tìm hiểu cũng như thực thi pháp luật cạnh tranh. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, được coi là Nghị định hướng dẫn cơ bản và quan trọng nhất của Luật Cạnh tranh, đã chỉ quy định chi tiết về các hành vi hạn chế cạnh tranh và thủ tục tố tụng cạnh tranh, không đề cập đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay, trong giới nghiên cứu lập pháp của Việt Nam đã có những quan điểm muốn xây dựng các đạo luật đầy đủ, chi tiết có thể áp dụng ngay vào thực tiễn, không cần thông qua các văn bản hướng dẫn, nhằm đảm bảo quyền xây dựng pháp luật thuộc về Quốc hội, hạn chế thẩm quyền lập quy của Chính phủ và các cơ quan hành chính dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, pháp luật chịu ảnh hưởng của lợi ích cục bộ của từng ngành, từng cơ quan quản lý. Tuy nhiên, có thể thấy cơ chế xây dựng pháp luật cũng như trình độ lập pháp tại Việt Nam chưa cho phép tạo ra những văn bản tổng hợp, đầy đủ như vậy. Trên thực tế, nhiều quốc gia không chủ trương văn bản hướng dẫn luật nhưng lại có hệ thống án lệ dày đặc, bổ sung liên tục các vấn đề thực tiễn cho quá trình áp dụng pháp luật. Đối với lĩnh vực cạnh tranh, các cơ quan cạnh tranh có thẩm quyền rộng rãi trong việc đưa ra các hướng dẫn về thực thi, áp dụng pháp luật cạnh tranh trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của các quy định đã có.
Trong điều kiện Việt Nam, hiện nay án lệ chưa được cơng nhận có giá trị thay thế văn bản pháp luật, mặt khác thẩm quyền của một cơ quan cấp dưới Bộ trong việc ban hành quy định cũng rất hạn chế. Do đó, việc kiến nghị Chính phủ xây dựng một Nghị định hướng dẫn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là cần thiết. Thậm chí để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, có thể xây
dựng các văn bản hướng dẫn riêng quy định chi tiết về cạnh tranh không lành mạnh trong từng lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, trong các ngành công nghiệp, dịch vụ có đặc thù riêng về hoạt động thương mại và cạnh tranh…
Các nội dung cần xem xét liên quan đến việc điều chỉnh quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cần xem xét đưa vào Luật Cạnh tranh sửa đổi hoặc Nghị định hướng dẫn về cạnh tranh khơng lành mạnh có thể bao gồm:
2.4.2.1 Điều chỉnh khái niệm cạnh tranh không lành mạnh
Theo kết quả nghiên cứu tại mục 2.2.2, kiến nghị chỉnh sửa quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Cạnh tranh theo hướng làm rõ nội dung “các
chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh”. Như đã phân tích, với nền
kinh tế thị trường mới hình thành, các thơng lệ, tập qn thương mại tại Việt Nam chưa đủ thời gian để hình thành các chuẩn mực đạo đức kinh doanh được các tổ chức, cá nhân cùng nhận thức giống nhau và tự nguyên thực hiện như những quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc. do đó cần làm rõ nội dung này để làm căn cứ thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng toàn bộ các quy định về cạnh tranh không lành mạnh. Có thể xác định các tiêu chí này bằng những nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự, thương mại và phù hợp với nhiều văn bản luật khác như Bộ luật Dân sự hay Luật Doanh nghiệp:
- Nguyên tắc trung thực; - Nguyên tắc thiện chí; - Nguyên tắc hợp tác; - Nguyên tắc cẩn trọng;
- Các nguyên tắc khác phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Bên cạnh đó, về điều kiện “gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” kiến nghị bỏ nội dung “lợi ích của Nhà nước” do thực tiễn
cho thấy các hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu xâm hại đến hai đối tượng còn lại (doanh nghiệp khác và người tiêu dùng) và lợi ích của Nhà nước cũng thể hiện trong lợi ích của hai đối tượng nói trên. Bên cạnh đó, việc quy định điều kiện xâm hai lợi ích của Nhà nước có thể tạo chồng lấn giữa pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến trật tự quản lý kinh tế.
2.4.2.2 Điều chỉnh các quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh không lành mạnh
Về nội dung cụ thể liên quan đến Điều 45 của Luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, kiến nghị một số sửa đổi, bổ sung như sau: