Xử lý vi phạm hành chính về quảng cáo trong các văn bản khác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 115 - 116)

Mặc dù đề tài nghiên cứu về quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, khi phân tích chế tài của pháp luật cạnh tranh đối với quảng cáo, không thể không so sánh với các quy định về xử lý vi phạm hành chính khác điều chỉnh nội dung tương tự. Trong số đó có thể kể đến Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hố thơng tin, với các điểm a, b, c khoản 6 Điều 51 quy định

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Quảng cáo sai sự thật, sai chất lượng hàng hoá đã đăng ký;

- Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Quảng cáo có nội dung so sánh làm giảm uy tín, chất lượng hàng hoá của tổ chức, cá nhân khác;

Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm

- Tịch thu tang vật vi phạm.

- Buộc tháo dỡ sản phẩm quảng cáo vi phạm.

Thẩm quyền xử phạt thuộc về thanh tra chun ngành văn hố – thơng tin và Ủy ban nhân dân các cấp.

Nghị định số 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại cũng quy định tại khoản 3 Điều 43 phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi giả

mạo các chỉ dẫn thương mại trên biển hiệu, giấy tờ, tài liệu, hoá đơn chứng từ, sản phẩm quảng cáo hoặc tại trục sở giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, địa

điểm bán hàng. Bên vi phạm cũng bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc

phục hậu quả.

Mặc dù Nghị định này được ban hành theo Luật Thương mại 1997 đã hết hiệu lực, khi Chính phủ chưa ban hành Nghị định mới về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại để thay thế căn cứ theo Luật Thương mại 2002, lực lượng quản lý thị trường và uỷ ban nhân dân các cấp vẫn có thẩm quyền áp dụng văn bản này để xử lý đối với những hành vi vi phạm. Có thể thấy quy định của văn bản đã tương đối lạc hậu này thể hiện sự chuẩn bị cho Luật Cạnh tranh ra đời, khi Điều 43 định danh dạng vi phạm về cạnh tranh lành mạnh và không chỉ quảng cáo mà hầu hết các hành vi được điều

chỉnh tại điều khoản này sau đó đều được đưa vào Luật Cạnh tranh.

Bỏ qua vấn đề chồng chéo về thẩm quyền cố hữu liên quan đến quản lý, điều chỉnh hoạt động quảng cáo, có thể nhìn nhận sự tồn tại của nhiều quy định khác nhau cùng điều chỉnh một dạng hành vi như trên ở khía cạnh tích cực hơn, cho thấy nhiều cơ quan nhà nước có thể góp sức vào cơng tác phức tạp này, và từ phía bên khiếu nại, họ có thể lựa chọn các cách thức khác nhau, các cơ quan có thẩm quyền khác nhau để khiếu nại, yêu cầu giải quyết vụ việc. Trong số các quy định điều chỉnh quảng cáo đã liệt kê, có thể thấy chế tài theo pháp luật cạnh tranh có mức phạt tiền cao nhất, tuy nhiên, có thể thấy các biện pháp khắc phục hậu quả của hai quy định sau tỏ ra hợp lý hơn. Ngoài ra, việc xử lý của thanh tra chuyên ngành và lực lượng quản lý thị trường linh hoạt và nhanh chóng hơn nhiều so với cơ quan cạnh tranh bị ràng buộc bởi thủ tục tố tụng cạnh tranh phức tạp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)