0
Tải bản đầy đủ (.doc) (199 trang)

Dẫn ngữ điển tích, điển cố văn chơng

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TÍNH TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI NGHỆ TĨNH (Trang 188 -199 )

giới tính vai giao tiếp thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ trong hát phờng vả

4.4.3.2. Dẫn ngữ điển tích, điển cố văn chơng

Dẫn ngữ điển tích, điển cố chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số lời hát sử dụng dẫn ngữ (chiếm 75 % với 189 lợt), xuất hiện ở hầu hết các đề tài đợc phản ánh trong lời HPV. Trong đó, có một số điển tích văn chơng xuất hiện nhiều lợt ở cả lời hát nam và lời hát nữ : Kim Trọng - Thuý Kiều, duyên (ngãi) Châu Trần, chú Cuội - Hằng Nga, nguyệt lão ...

- Dẫn các điển tích nói về chuyện học hành, sự nghiệp có số lợng không nhiều, chủ yếu xuất hiện ở lời hát nữ, đợc dùng trong bớc hát chào, hát mừng:

(191) Mừng chàng mục tú tâm thông,

Tắm sông Thù, Tứ, vây mùng Đổng Ôn.

[ HPV, tr. 204]

Thù, Tứ là tên hai con sông ở nớc Lỗ, quê hơng Chu Công và Khổng Tử; Đổng Trọng Th và T Mã Ôn Công là những bậc đại nho, đều nổi tiếng chăm học. Dẫn ngữ

tắm sông Thù, Tứ, vây mùng Đổng Ôn” nhằm thể hiện lời chúc nói về sự học hành, thành đạt của các đấng nam nhi.

- Dẫn điển tích nói về tình yêu lứa đôi có số lợt sử dụng khá phong phú với 48 lợt lời nam và 51 lợt lời nữ.

Tình cảm sâu đậm, thuỷ chung thờng đợc biểu đạt thông qua các tích chuyện Lu Bình - Dơng Lễ, Phạm Tải - Ngọc Hoa, ngãi Châu - Trần, Thuý Kiều - Kim Trọng; những éo le, trắc trở trong tình yêu lứa đôi thờng đợc biểu đạt qua tích Ngu Lang - Chức Nữ (với các hình ảnh sông Ngân, cầu Ô Thớc):

(192) Một năm gặp bạn một lần,

Cũng bằng ả Chức nớc sông Ngân ngăn dòng.

[HPV, tr. 340]

Có trờng hợp các tích Kim Trọng - Thuý Kiều, ngãi Châu Trần đợc sử dụng để diễn tả những đắng cay, buồn khổ, xa cách trong tình yêu:

(193) Công anh gánh gạch xây tờng,

Xây hồ sen bể cạn cho nờng rửa chân. Nỏ hay duyên số không cân,

Giàu nghèo chênh lệch, ngãi Châu Trần phôi pha. [HPV, tr. 411]

- Dẫn ngữ điển tích nói về đề tài lịch sử chủ yếu xuất hiện ở phần hát đố, hát đối

với 23 lợt ở lời nam và 28 lợt ở lời nữ, đợc trích ra từ nhiều nguồn: nguồn sử Tàu gồm

tích Hàn Tín, tích Nghiêu Thuấn, tích Nữ Oa, tích Trơng Lơng; nguồn sử Việt Nam gồm tích Bà Trng Bà Triệu, tích Vua Lê, tích Thánh Gióng, tích An Dơng Vơng... Điều đáng nói là ở phần hát đố, hát đối, vai nữ thờng ra đố và xuất đối trớc, hoàn toàn chủ động khi hỏi/đố về các dẫn ngữ lịch sử:

(194) Hỏi anh râu ai dài ba thớc, ai dài đo đợc sáu gang,

Ai thác ba năm mà sống lại rứa chàng,

Nghe tin anh làu thông kinh sử, hãy kể rõ ràng em nghe?

Triệu ẩu vú đo đợc sáu gang,

Thác ba năm sống lại là Phạm Tải đó ơ nàng,

Anh đây chẳng cần làu thông kinh sử, cũng kể rõ ràng cho em nghe.

[HPV, tr. 240]

Kết quả khảo sát dẫn ngữ trong HPV cho thấy ở thể hát ví này, dẫn ngữ chủ yếu tập trung vào đề tài tình yêu lứa đôi. Với đề tài này, các dẫn ngữ là thành ngữ tục ngữ đề cập nhiều về sự ngang trái trong tình yêu, còn các dẫn ngữ là điển tích, điển cố văn chơng lại thờng lí tởng hoá hiện thực. Qua các dẫn ngữ nh Lu Bình - Dơng Lễ, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga, Kim Trọng - Thuý Kiều, họ đã xây dựng một hệ thống chuẩn mực lí tởng về tình yêu với những trai tài - gái sắc, trai anh hùng - gái thuyền quyên, khách anh hùng - gái má đào... Đồng thời về hình thức biểu đạt, cách đa dẫn ngữ vào HPV mang màu sắc văn chơng đậm nét và có giá trị nghệ thuật cao: đá nát vàng phai, vật đổi sao dời, thề non hẹn biển ... Nhờ đó, dẫn ngữ góp phần lãng mạn hoá tình yêu lứa đôi và hiện thực hoá những chuẩn mực lí tởng, những quan niệm, ớc mơ của ngời xứ Nghệ về cuộc sống tình cảm nam nữ.

Xét về nguồn gốc các điển tích, bên cạnh các điển tích Hán học nh chuyện Phan Trần, ngãi Châu Trần, tích Khổng Tử, tích Nghiêu Thuấn... là một loạt các tích nôm nh Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Nhị độ mai, Lu Bình Dơng Lễ. Riêng Truyện Kiều đợc dẫn nhiều nhất với nhiều hình thức: dẫn nguyên câu, dẫn nhân vật, dẫn ý, đố kiều …

Qua đó có thể thấy đợc đời sống tâm hồn phong phú, vốn văn chơng dồi dào của ngời xứ Nghệ, đặc biệt là của những cô gái lao động cha hề đợc bớc qua cửa Khổng sân Trình. Thế mà trong hát đối đáp với các đấng nam nhi, sĩ tử, họ vẫn sử dụng dẫn ngữ là các điển tích văn chơng một cách sắc sảo, tinh tế, thậm chí còn giành thế chủ động trong chặng hát đố, hát đối, dùng điển tích để tạo ra các vế đối hóc búa, nhiều phen khiến đối phơng lúng túng [I, tr.138].

1. Sự phân biệt giới tính thể hiện qua ngôn ngữ nói về mỗi giới là một hiện thực đ- ợc phản ánh khá sinh động trong HPV, rõ nhất là ở hai bình diện: lớp từ ngữ nói về giới và hệ thống biểu tợng giới. Kết quả khảo sát ngôn ngữ nói về mỗi giới đợc thể hiện trong HPV chủ yếu nói lên những khác biệt trong cách quan niệm, cách nhìn nhận của xã hội dành cho mỗi giới, và rõ nhất là của mỗi giới nhìn nhận chính mình và nhìn nhận giới kia. Các lớp từ ngữ cũng nh hệ thống biểu tợng đều mang sắc thái trung tính hoặc sắc thái tích cực theo hớng thi vị hoá, lí tởng hoá với thái độ tôn vinh vẻ đẹp, tài năng của con ngời, kể cả nam giới và nữ giới theo chuẩn mực phong kiến (trai tài gái sắc). ở

HPV hầu nh không có những từ ngữ mang nghĩa tiêu cực biểu hiện sự phân biệt, kì thị giới tính. Điều đó càng khẳng định chuẩn mực của ngôn ngữ giao tiếp cũng nh giá trị văn hoá của thể hát ví này.

2. Hoạt động giao tiếp trong HPV là hoạt động diễn ra trong một bối cảnh thời gian và không gian tơng ứng với trạng thái tâm lí và các cung bậc tình cảm của các vai giao tiếp. Về bối cảnh thời gian, đó là sự kết hợp hài hoà thời gian sự kiện - thời gian tâm lí, thời gian quá khứ - thời gian hiện tại diễn xớng và thời gian tơng lai. Về bối cảnh không gian, đó là sự giao thoa giữa không gian vật lí - không gian tâm lí, không gian sự kiện - không gian tâm trạng, không gian xã hội - không gian riêng t... Nếu nh thời gian - không gian của dân ca quan họ Bắc Ninh gợi không khí lễ hội lãng mạn và tình tứ; thời gian - không gian của dân ca xứ Huế mang màu sắc cung đình, trang trọng và đài các thì thời gian - không gian của HPV gắn với lao động, rất mộc mạc, bình dị mà cũng không kém phần sâu lắng, thiết tha. Qua ngữ cảnh giao tiếp ấy, các vai giao tiếp đã bộc lộ thế giới nội tâm một cách phong phú, sâu sắc, mang đậm màu sắc giới tính. Về thời gian, vai nam nói nhiều tới thời gian quá khứ xa để gợi những hồi ức, hoài niệm; hoặc đặt thời gian trong thế đối lập quá khứ - hiện tại để hàm ý trách móc ngời phụ bạc, đổi thay tình cảm. Vai nữ lại thiên về sử dụng thời gian hiện tại diễn xớng với ý nghĩa miêu tả không khí, khung cảnh, con ngời tham gia cuộc hát; hoặc dùng từ ngữ chỉ thời gian tơng lai gắn với lời dặn dò, nhắn gửi, thề nguyền, hẹn ớc trớc khi chia tay. Về không gian, trong lời hát của vai nam, nếu không gian vũ trụ thờng có sự mở rộng, trải ra để diễn tả tầm nhìn phóng khoáng cùng những cảm xúc mạnh mẽ, khát vọng lớn lao thì không gian sinh hoạt lại thờng là không gian diễn xớng với khung cảnh thiên

nhiên, con ngời phờng vải, gần gũi và mộc mạc. Còn với các cô gái phờng vải, dù quanh năm gắn với việc tơ tằm, canh cửi, nhng không gian đi vào lời hát của họ không chỉ là khung cảnh đờng làng, ngõ xóm, mà có sự rộng mở với núi non sông nớc mênh mang. Ngay trong lời thề nguyền, cầu mong hạnh phúc tơng lai hay lời than thở cho số phận của họ cũng thờng gắn với những không gian rộng lớn của vũ trụ, đất trời, sông n- ớc. Điều đó cho thấy, trong quá trình giao lu qua sinh hoạt HPV, các cô gái lao động thời ấy đã gỡ bỏ dần những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến để làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tình cảm của mình.

3. Sự chuyển tải các nội dung tình cảm trong HPV đợc thể hiện thông qua các biện pháp, phơng tiện nghệ thuật một cách linh hoạt, phong phú và sinh động. Biểu hiện rõ nhất là sự thông minh, sắc sảo, dí dỏm của tầng lớp lao động bình dân với những nghệ thuật sử dụng ngôn từ khá thông dụng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày của ngời Nghệ Tĩnh nh nói lái, chơi chữ đồng âm, nhiều nghĩa, tách ghép âm tiết... Các nghệ nhân phờng vải còn sử dụng một hệ thống phong phú các dẫn ngữ là thành ngữ, tục ngữ, là các điển tích văn chơng vào lời hát, góp phần tạo nên sự giao thoa giữa chất dân gian và tính bác học trong ngôn ngữ HPV. Đây cũng là yếu tố tạo nên giá trị đặc sắc cho HPV Nghệ Tĩnh.

kết luận

1. Hát phờng vải (HPV) là một trong những "đặc sản" của văn hoá xứ Nghệ, đã đ- ợc giới nghiên cứu quan tâm, khai thác từ nhiều góc độ và trên nhiều bình diện khác nhau. Càng về sau, các công trình nghiên cứu về HPV Nghệ Tĩnh càng có tính hệ thống, đa dạng và sâu sắc. Trong những kết quả nghiên cứu đã có, việc xem xét ngôn ngữ HPV trong mối quan hệ với giới tính vai giao tiếp là vấn đề cha từng đợc đề cập, và đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của luận án. Căn cứ trên lí thuyết ngôn ngữ học, các kết quả nghiên cứu về một số phơng diện cụ thể gắn với vai giao tiếp nh từ xng hô (TXH), hành động nói (HĐN), các lớp từ và hệ thống biểu tợng, một số phơng tiện biện pháp tu từ là cơ sở hình thành một số nhận xét bớc đầu về nét tơng đồng và khác biệt trong ngôn ngữ giao tiếp của giới nam và giới nữ thể hiện qua HPV.

2. Kết quả khảo sát hệ thống TXH trong HPV cho thấy việc phân định vị thế vai giao tiếp vẫn bị chi phối khá nhiều bởi yếu tố giới tính. Là môi trờng tơng tác phi quy thức, trong hoạt động giao tiếp của HPV, cách xng hô của các vai nam/nữ khá phong phú, đa dạng, thể hiện sự chi phối của đặc trng giới tính. Thứ nhất, xét về chuẩn mực giao tiếp, TXH của vai nữ hớng tới tính chuẩn mực rõ hơn vai nam. Tính chuẩn mực ấy phản ánh rõ nguyên tắc xng khiêm hô tôn trong ngôn ngữ giao tiếp của giới nữ vốn đợc coi nh là một đặc trng về giới. Thứ hai, vốn hình thành trên cơ sở tôn ti, thứ bậc, các cặp TXH trong HPV hầu nh vẫn giữ nguyên tắc bất bình đẳng trong quan hệ xã hội giữa các cá nhân tham gia cuộc thoại: vai nữ dờng nh tự xác định/hoặc mặc nhiên đợc

xác định ở vị thế thấp; vai nam dờng nh cũng tự xác định/hoặc mặc nhiên đợc xác định ở vị thế cao hơn trên thang quyền lực.

Hiện tợng HPV là một thể hát dân gian vơn lên đạt tính cách bác học có cơ sở từ vai trò tham gia của các nhà nho bên cạnh các nghệ nhân dân gian. Nói cách khác, nếu các nhà nho muốn đa những nội dung và hình thức của văn chơng bác học vào văn học dân gian để bác học hoá văn học dân gian, thì các nghệ nhân dân gian đã thông qua HPV để dân gian hoá một số hình thức nghệ thuật đợc coi là sản phẩm của văn học bác học nh hình thức đố chữ, cách dùng dẫn ngữ là điển tích văn chơng... Tuy nhiên, khi bàn đến đặc điểm vừa có "tính bác học" vừa có "tính dân gian" của HPV qua kết quả khảo sát về TXH, chúng tôi lại có nhận xét ngợc lại: Ngời đại diện cho dòng văn hoá dân gian vốn mộc mạc, dân dã (ở đây thờng là vai nữ) lại có xu hớng vơn lên đạt tính bác học thông qua việc sử dụng vốn TXH gợi sự trang trọng, thanh tao, coi trọng mối quan hệ quyền lực; trong khi đó, ngời có học vấn (thờng là vai nam) thì dờng nh muốn quay trở về với tính mộc mạc, dân dã qua những TXH nôm na, giàu phơng ngữ, thể hiện mối quan hệ thân hữu. Điểm gặp nhau của hai xu hớng trên đã giúp cho các vai giao tiếp rút ngắn khoảng cách, tạo nên sự đồng điệu, hoà hợp về tâm hồn và sự gắn bó, thân thiết trong tình cảm.

3. HĐN cũng là phơng diện thể hiện khá rõ yếu tố giới tính. Trong HPV, một HĐN có thể đợc dùng ở nhiều bớc hát và trong mỗi bớc hát có thể sử dụng những HĐN khác nhau. Tuy nhiên, hầu nh các bớc hát đều gắn với từng đích giao tiếp nhất định, cho nên, cũng ứng với từng nhóm HĐN nhất định (hành động chào mừng trong bớc hát chào hát mừng, hành động hỏi trong bớc hát hỏi, hành động đố/đối trong bớc hát đố hát đối, hành động mời trong bớc hát mời...). Do chịu sự chi phối của cả hai yếu tố: vị thế tham gia giao tiếp (chủ/khách) và yếu tố giới tính (nam/nữ), tỉ lệ lời hát ở các nhóm HĐN cũng nh trong từng bớc hát của các vai giao tiếp không tơng đơng nhau. Với t cách là chủ nhà, các cô gái phờng vải có cơ hội giành thế chủ động với tỉ lệ lời hát cao hơn ở hầu hết các HĐN thực hiện nghi thức đón khách: chào mừng, mời... Còn vai nam có tỉ lệ lời hát cao hơn trong các HĐN thực hiện nghi thức đáp lời: đáp lời chào mừng,

lời mời. Tỉ lệ này phù hợp với văn hoá giao tiếp của ngời Việt trong nghi thức đón khách. Hay trong bớc hát xe kết, tỉ lệ lời hát nam cao hơn ở nhóm hành động trình bày,

ớc mong, còn tỉ lệ lời hát nữ cao hơn ở hành động hứa hẹn, thề nguyền lại phản ánh tính chủ động của giới nam và tính thụ động của giới nữ trong lĩnh vực giao duyên của thời đại phụ hệ. Riêng bớc hát đố hát đối - đợc coi là bớc hát khó nhất, giới nữ hoàn toàn chiếm u thế trong việc chủ động xuất ngôn, đẩy vai nam vào thế bị động trong việc tìm lời giải đố, giải đối, và không ít trờng hợp bí thế, phải rút lui khỏi cuộc hát. Điều đó cho thấy, vai nữ đã thể hiện đợc sự tự tin cả trong việc làm chủ tình thế để luôn là ngời xuất lời trớc, cả trong cách tạo tình huống để thử thách đối phơng, cả trong sự ứng đối linh hoạt, sắc sảo, thấu lí đạt tình. Trong khi đó, vai nam với vai trò là phờng khách, thờng rơi vào thế bị động, chịu sự dẫn dắt của vai chủ, có lúc còn tỏ ra lúng túng, mất tự tin, nhất là trong bớc giải đố, giải đối. Việc đọ tài cao thấp giữa các cô gái phờng vải với các bậc nam nhi (mà không phải bao giờ nam nhi cũng thắng) chứng tỏ HPV là môi tr- ờng thuận lợi để vơn đến sự bình đẳng về giới tính trong giao tiếp. Đồng thời sự thay đổi vị thế giữa nam và nữ nh đã phân tích là điểm khác cơ bản của giao tiếp trong HPV so với giao tiếp đời thờng.

4. Cách sử dụng ngôn từ của các vai giao tiếp cũng là phơng diện thể hiện đặc điểm giới tính trong ngôn ngữ HPV. Kết quả khảo sát cho thấy, đằng sau hệ thống các lớp từ đặc trng về giới, các lớp từ chỉ thời gian, không gian, hệ thống biểu tợng về giới;

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TÍNH TRONG HÁT PHƯỜNG VẢI NGHỆ TĨNH (Trang 188 -199 )

×