Nhóm chơi chữ khai thác tiềm năng quan hệ ngữ pháp

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải nghệ tĩnh (Trang 182 - 184)

giới tính vai giao tiếp thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ trong hát phờng vả

4.4.2.3. Nhóm chơi chữ khai thác tiềm năng quan hệ ngữ pháp

a) Sử dụng cấu trúc đối xứng

(180) Cơm ăn hai bát, bát ăn bát để,

Đũa so hai đôi, đôi đứng đôi nằm.

Dầu mà thầy mẹ có đánh đập chín chục một trăm, Đập rồi lại dậy, quyết nhất tâm em lấy chàng.

Cấu trúc đối xứng đợc thể hiện ngay trong từng dòng (bát ăn/bát để, đôi đứng/đôi nằm); đồng thời đối xứng giữa dòng 1 và dòng 2 (cơm ăn hai bát/đũa so hai đôi, bát ăn bát để/đôi đứng đôi nằm). Qua đó gợi lên tình cảm sâu nặng của ngời con gái đối với ngời con trai, đến mức bất chấp cả sự can ngăn của cha mẹ để "quyết nhất tâm lấy chàng".

b) Tách ghép từ ngữ

Hiện tợng chơi chữ theo lối tách ghép từ ngữ trong HPV có nhiều cách: tách ghép các tiếng giữa những từ đứng liền kề để tạo từ mang nghĩa mới, tách tiếng trong một số từ để tạo ra chuỗi từ mới cùng trờng nghĩa, tách xen để tạo từ nhiều âm tiết (thờng là từ láy có 4 âm tiết )…

(181) Mời vào nhấp chén quỳnh tơng, Kề , nhút nhát ngoài đờng làm chi?

[ HPV, tr . 67]

Kề cà, nhút nhát là các từ láy miêu tả thái độ rụt rè, thiếu tự tin (của phe khách). Nhng khi tách các tiếng (trong kề cà), nhút (trong nhút nhát), và đặt trong mối quan hệ với tơng (trong chén quỳnh tơng), thì gợi cho ngời nghe liên tởng tới nhóm từ cùng trờng nghĩa chỉ các món ăn dân dã, quen thuộc của ngời Nghệ: tơng, cà, nhút. Chơi chữ thông qua việc tách từ để tạo ra các từ mới có cùng trờng nghĩa đã tạo cho lời mời chào của các cô gái phờng vải vừa trang trọng (chén quỳnh tơng), vừa có phần dí dỏm, tinh nghịch (tơng, cà, nhút). Hiện tợng chơi chữ này thờng khó nhận thấy, và có thể coi là nét riêng trong nghệ thuật của HPV.

Hiện tợng tách xen thờng góp phần tăng ý nghĩa biểu đạt cho câu hát. Điển hình có trờng hợp tách xen liên tục trong một câu: xa chi xa oan, xa ức, xa tức, xa tối để diễn tả sự giằng xé, cắn rứt, dằn vặt tâm can. Tơng tự, ta có thể dẫn ra nhiều ví dụ khác trong HPV: nỏ thật nỏ thà, nên nỏ nỏ nên, lai láng láng lai, díu dan dan díu, ...

c) Thay đổi trật tự, quan hệ cú pháp

(182) Ai xô ông Tể, ông Tể Ngã, Ai lôi ông Phàn, ông Phàn Trì?

(183) - Ai đạp ông Cô mà ông Cô Trúc, Ai đơm vua Vũ mà vua Vũ Vơng? Anh đà đối đợc thì nờng tính răng?

[ HPV, tr. 236 ]

Tể NgãPhàn Trì là tên hai ngời học trò của Khổng Tử; Cô Trúc là vua nớc Cô Trúc đời Xuân Thu, Vũ Vơng là ông vua sáng lập ra nhà Chu. Khi đặt trong mối quan hệ ngữ pháp với các động từ xô, lôi, đạp, đơm ở vế đầu mỗi câu thì các danh từ gọi tên

Ngã, Trì, Trúc, Vơng đợc hiểu theo nghĩa động từ, đóng vai trò là vị ngữ trong câu: Ai / ông Tể (mà) ông Tể/ ngã - Ai / lôi ông Phàn (mà) ông Phàn / trì; Ai /đạp ông Cô (mà) ông Cô / trúc - Ai / đơm ông Vũ (mà ) ông Vũ /vơng. Cả vế xuất đối và vế đối lại đều sử dụng lối chơi chữ bằng cách thay đổi quan hệ ngữ pháp của các từ.

Hiện tợng này có thể bắt gặp trong một số trờng hợp khác nh: tập hợp từ vừa là kết cấu mang nội dung thông báo trọn vẹn (rắn hổ mang/bò, gà mồng kiến/gáy), vừa là một cụm từ liệt kê tên các con vật (rắn - hổ - mang - bò, gà - mồng - kiến - gáy)...

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải nghệ tĩnh (Trang 182 - 184)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w