giới tính vai giao tiếp thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ trong hát phờng vả
4.1.2.5. Lớp từ chỉ công việc gắn với giới tính
HPV là hát ví giao duyên gắn với lao động, do vậy, trong lời hát có sử dụng lớp từ chỉ công việc gắn với giới tính vai giao tiếp (xem Bảng 4.6).
Bảng 4.6. So sánh lớp từ chỉ công việc gắn với giới tính
Giới tính Chỉ nam giới Chỉ nữ giới
Số lợt dùng Tỉ lệ (%) Số lợt dùng Tỉ lệ (%)
Lời nam 17 35 17 45
Lời nữ 31 65 21 55
Tổng 48 100 38 100
Qua khảo sát, lớp từ chỉ công việc gắn với giới tính đợc thể hiện nh sau:
- Có 48 lợt sử dụng lớp từ chỉ công việc của nam giới với 19 từ ngữ: (lo việc) đèn sách, đọc sách, đọc thơ, ngâm thơ, đi thi, học, học hành, học Kinh Thi, ôn luyện thi th, lo lắng văn bài, nấu sử sôi kinh, kinh sử làu thông, (thi đỗ) trạng nguyên, dùi đục, buôn bán, cày cấy, đi cày, trồng khoai, trỉa (tỉa) đỗ.
- Có 38 lợt sử dụng lớp từ chỉ công việc nói về nữ giới với 22 từ ngữ: quay xa, kéo xa, kéo vải, dệt cửi, dệt vải, giặt vải, (nghề) cởi canh, ngồi canh cửi, (nghề) tằm tơ, (nghề) sồi vải, nghề vải bông, (nghề) tơ tằm, (nghề) tơ lụa vải bông, hái dâu, nuôi tằm, học may, buôn vải bán bông, buôn tằm bán lụa, khuê trung nội trợ, buôn bán, mò cua bắt cá, hái rau.
(127) Mừng chàng nấu sử sôi kinh,
Học hành chín chắn, công trình dẻo dai.
(128) - Mừng nàng ráo vải hồ tơ,
Cửi canh lão luyện, tay đa mỏng mềm. [HPV, tr. 201]
Kết quả khảo sát cho thấy công việc của nam giới và nữ giới ở đây khá tập trung: công việc của nữ giới chủ yếu gắn với nghề canh cửi (18 từ ngữ/33 lợt), công việc của nam giới chủ yếu gắn với nghiệp đèn sách, học hành (14 từ ngữ/48 lợt). Điều này có thể lí giải đợc bởi HPV là sinh hoạt văn hoá văn nghệ gắn với phờng hội của những cô gái làm nghề kéo sợi, cũng là nơi hội tụ của các văn nhân tài tử. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các thành phần lao động khác nên trong lớp từ chỉ công việc còn xuất hiện thêm các từ ngữ dùi đục, buôn bán, cày cấy, đi cày, trồng khoai, trỉa (tỉa) đỗ…
Trong lớp từ chỉ công việc của nữ giới có những từ ngữ mang ý nghĩa khái quát:
(nghề) cởi canh, canh cửi, tằm tơ, sồi vải, vải bông tơ tằm, tơ lụa vải bông, nghề vải bông; vừa có những từ ngữ diễn tả các công đoạn: hái dâu, nuôi tằm, quay xa, kéo xa, kéo vải, dệt cửi, dệt vải, giặt vải, học may, buôn vải bán bông, buôn tằm bán lụa... T- ơng tự, trong lớp từ chỉ công việc của nam giới cũng có những từ ngữ mang nghĩa khái quát: đèn sách, nấu sử sôi kinh, học, học hành; những từ ngữ mang nghĩa miêu tả hoạt động cụ thể : đọc sách, ngâm thơ, đọc thơ, ôn luyện thi th, đi thi …
Trong HPV còn xuất hiện cấu trúc đối xứng của hai hình ảnh mô tả công việc của hai giới nh Trên thời anh “ đọc sách, dới em vải bông tơ tằm”. Cấu trúc này cũng xuất hiện trong CDDC Việt Nam: “Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”. Qua đó cho thấy trong quan niệm lựa chọn bạn đời của các cô gái, vị trí đầu tiên bao giờ cũng dành cho các bậc tài tử văn nhân. Cũng có trờng hợp, giữa "Một bên quần rộng áo dài”và “Một bên cày cấy lấy khoai đổ bồ , ” sự lựa chọn của các cô gái nghiêng về ngời lao động:
Hai bên em chuộng bên bồ khoai lang .
“ ” Tuy nhiên, trong HPV, những câu ca thể hiện
sự lựa chọn này xuất hiện rất ít, vì quan điểm của các cô gái phờng vải rất rõ: “Không bám cót lúa anh vun - Bám anh năm ba chữ cho khun (khôn) con ngời; Lấy chồng lấy đợc trạng nguyên - Ba anh dùi đục trong miền thiếu chi...).
4.2. cách dùng Hệ THốNG biểu tợng nói về giới