Vấn đề xác định vai giao tiếp

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải nghệ tĩnh (Trang 58 - 59)

2.1.1.1. Tiểu dẫn

Cũng nh các thể loại CDDC khác, HPV là sản phẩm của một loại giao tiếp đặc biệt: giao tiếp chủ yếu thông qua hội thoại bằng văn vần có chất thơ hoặc bằng thơ dới hình thức là những lời ca. Những lời ca này dù xuất hiện ở dạng song thoại hay đơn thoại, tức là giữ nguyên đợc kết cấu hai vế đối đáp hay chỉ còn lu lại trong hình thức một vế độc thoại, thì dấu ấn của lối đối đáp vẫn in khá rõ trong cách trò chuyện, cách giãi bày. Chúng đợc các nhà nghiên cứu coi là “những phiến đoạn có thể tách ra khi hát lẻ, cũng có thể tiếp nối trong hát cuộc” dới dạng đối ca [169, tr.29].

Trong HPV, nhân vật hội thoại thờng đợc xác định ở phạm vi hẹp. Đó có thể là tr- ờng hợp trai "có vợ", gái "có chồng" hay là các chàng trai, cô gái đang còn son rỗi. Một phần khá lớn lời ca trong HPV đợc sử dụng vào việc diễn đạt các cung bậc cảm xúc trong nội dung tình cảm vốn vô cùng phong phú, đa dạng của con ngời. Đó là tình yêu quê hơng đất nớc, tình yêu lao động, tình yêu lứa đôi đợc cất lên thành những lời ca. Những tình cảm này không chỉ của một cá nhân mà thờng đợc thể hiện nh là vốn chung của một tập thể, một cộng đồng; và sự ra đời của mỗi câu ca thờng gắn với khung cảnh sinh hoạt văn hoá tập thể, cộng đồng [I, tr.26].

HPV khi hát một mình gọi là ví ngâm, ví buông nhng khi đặt vào cuộc hát với không gian và thời gian cụ thể thì thờng là hát đôi (một nam/một nữ), hát phe (phe nam/phe nữ), do đó có sự phân biệt phe khách (ngời đến) và phe chủ (ngời sở tại). Mỗi phe thờng cần ngời có giọng hát hay, ngời giỏi bắt làn bẻ điệu, tài đố hỏi, đối đáp, trí tuệ, mẫn tiệp, thông kim bác cổ (gọi là những "thầy bẻ", "thầy gà", "thầy bày"). Mặt khác, trong một cuộc HPV, ngoài những ngời trực tiếp hát đối đáp, còn có những ngời đi nghe hát (trẻ có, già có, nam có, nữ có).

Xét toàn cục, một cuộc HPV có thể coi là một vở diễn bài bản, là một buổi trình diễn công khai, đích thực, có sức lôi cuốn lớn đối với ngời xứ Nghệ một thời [I, tr.33, 34], [II, tr.51, 68, 69]. Nét độc đáo của HPV Nghệ Tĩnh là sự xuất hiện của nhân vật "thầy bày" ("thầy gà", "thầy bẻ") - những ngời đặt lời, bày câu hát cho những ngời tham gia cuộc hát (kể cả phờng nam và phờng nữ). Yêu cầu đối với ngời xuất đố, xuất đối là tìm câu hỏi khó, hóc búa; yêu cầu đối với ngời giải đố, giải đối là cần nhanh trí, thông

kim bác cổ, vì vậy cả hai bên đều cần đến sự tham gia hỗ trợ của thầy bày. Cũng có tr- ờng hợp, thầy bày bị kéo trực tiếp vào cuộc hát:

(11) Đố anh đố cả thầy bày,

Sao sa xuống đất, mấy ngày sao lên?

[HPV, tr. 226]

Về thành phần, thầy bày tham gia HPV có thể là những ngời đã qua học hành, khoa cử, có thể là các nghệ nhân dân gian, kể cả nghệ nhân thuộc giới nữ [I, tr.132]. Trong từng cuộc hát, thầy bày có vai trò rất lớn. Khi ở hậu trờng bên nữ, thầy bày thờng góp phần tạo nên tính gay cấn cho cuộc hát (đẩy vai khách vào thế bí)(5). Còn khi ở hậu trờng bên nam, thầy bày lại góp phần xử lí những tình huống gay cấn(6). Chính sự xuất hiện của vai thầy bày góp phần tạo thêm chất trí tuệ cho HPV, làm cho HPV trở nên hấp dẫn, có sức lôi cuốn đối với các bên tham gia, kể cả ngời đi nghe.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải nghệ tĩnh (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w