Nội dung lời đố/đối hỏ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải nghệ tĩnh (Trang 120 - 124)

Với ý nghĩa thử thách trí thông minh, phông kiến thức và vốn hiểu biết của đối ph- ơng, các lời đố/đối hỏi đề cập tới nhiều vấn đề, bao gồm kiến thức tự nhiên, xã hội, cuộc sống; kiến thức địa lí, lịch sử, văn học...tập trung ở những nội dung chính sau đây:

a) Đố/ đối hỏi về tri thức thực tiễn

Nội dung này chỉ đợc đề cập tới trong bớc hát đố với 25/150 lời, chiếm 16,6% (tỉ lệ này ở Kho tàng ca dao ngời Việt là 31/94 lời, chiếm 33%); trong đó có 8 lời đố về loài vật, đồ vật, cây cối; 5 lời đố kiến thức xã hội, kinh nghiệm sản xuất; 7 lời đố kiến thức tự nhiên, vũ trụ, yêu cầu xác định tên gọi, lí giải nguồn gốc hiện tợng; 5 lời đố về các địa danh.

Kết quả khảo sát cho thấy hệ thống tri thức thực tiễn đợc đề cập tới trong phần

đố/hỏi là những tri thức thông thờng gắn với đời sống sinh hoạt của ngời lao động, đồng thời cũng chính là những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn (qua quan sát, qua kiểm chứng). Đó là những lời đố hỏi về loài vật (con gì, con chi, chim chi, rết mấy chân); đồ vật, dụng cụ (cái gì); cây cối (cây gì, cây chi); về các địa danh (sông gì, núi gì, rú Già giữa đỉnh dựng chùa làm chi); về hình ảnh, hiện tợng trong thế giới tự nhiên, vũ trụ (cây chi hai cội nửa vàng nửa xanh, ba năm sinh một tháng nhuần là sao); về các sinh hoạt đời thờng (đá lèn ăn với lộc chi); về kinh nghiệm lao động sản xuất (Đố anh đếm đợc mấy vòng xa quay, một trăm mẫu ruộng mấy công cày bừa…).

(90) Đồn chàng là đấng văn nhân,

Ba năm sinh một tháng nhuần là sao?

Việc sử dụng những kinh nghiệm trong đời sống thờng nhật để đố/đối hỏi (cũng nh trả lời) có thể lí giải đợc bởi lẽ trong điều kiện kinh tế - xã hội thời ấy, ngời lao động quan sát, tìm hiểu và hoà hợp với thế giới tự nhiên và sinh hoạt cộng đồng chủ yếu thông qua kinh nghiệm đợc đúc rút từ đời này qua đời khác. Do đó, trong lời đố/đối hỏi

cũng nh lời đáp có những liên tởng rất thú vị, bất ngờ.

b) Đố/ đối hỏi về tri thức sách vở

Với 105 lời hát nữ, 10 lời hát nam, nội dung đố/đối hỏi về tri thức sách vở trong HPV xuất hiện với tần số cao: 115/150 lời, chiếm 76,7% (tỉ lệ này ở Kho tàng ca dao ngời Việt là 34/94 lời, chiếm 36,2%); bao gồm 92 lời đố/đối chữ, 10 lời đố về các điển tích, kiến thức văn học, 9 lời đố kiến thức lịch sử, 4 lời đố về cách đối nhân xử thế.

- Nội dung đố/đối hỏi về chữ nghĩa chủ yếu tập trung vào yêu cầu mô tả, giải nghĩa chữ (hai ngang hai phết kết lại chữ chi, khách ở trong cửa chữ chi rứa chàng,

ba xe chắp lại chữ gì hỡi anh...); chơi chữ đồng âm, đồng nghĩa, cùng trờng nghĩa, nói lái (anh bứt cỏ ngựa ngồi đầu cửa ngọ, con quay cổ mổ .. ); đố Kiều (đố anh đọc đợc một câu năm ngời, đố anh kể đợc một dòng chữ nho...).

(91) Nghe tin chàng học Kinh thi

Ba ngang ba sổ chữ chi rứa chàng?

[HPV, tr. 235]

- Nội dung đố/ đối hỏi về các điển tích, kiến thức văn học, lịch sử khá phong phú. Đó là những yêu cầu cần có lời giải đáp về các tích truyện, các nhân vật văn học, các nhân vật lịch sử (ai đội đá vá trời, ai dẹp giặc kháng Ngô, ai cỡi ngựa sắt, ai hoàn quân Bá Thợng ai chèo đò Ô Giang, ai cờ nức tiếng trong đời, ai câu sông Vị, ai cày Lạch Sơn...). Có tích truyện của Việt Nam, có tích truyện của Trung Quốc; có nhân vật lịch sử, có nhân vật văn hoá; có tích truyện xa, có cả chuyện đơng thời...

(92) Thuyền quyên muốn hỏi anh hùng, Ông chi thuở trớc vun trồng cây Lê?

[HPV, tr. 227]

Qua những câu đố/đối hỏi cho thấy, ngời hỏi (thờng là các cô gái) quan tâm đến khá nhiều đề tài, kể cả những câu đố/ đối hỏi trực tiếp về sự kiện Pháp xâm lợc Việt

Nam (Pháp lai chiếm nớc đến giừ mấy năm), về những gơng anh hùng nghĩa sĩ đánh Tây (đánh Tây nức tiếng đờng đờng những ai, ai phất cờ độc lập đứng đầu hàng binh...). Từ đó đặt ra vấn đề trách nhiệm của mỗi ngời khiến cho ngời đợc đố/đối hỏi

không thể không trăn trở, suy nghĩ. Thế mới biết những cô gái xứ Nghệ đâu chỉ chuyên chú việc tơ tằm canh cửi mà còn quan tâm cả chuyện đại sự quốc gia.

(93) Hai vai một gánh giang san,

Làm cho nhi nữ biết gan anh hùng.

(94) - Hai vai một gánh sơn hà,

Cho anh hùng biết đàn bà nớc Nam.(24)

[HPV, tr. 231]

- Nội dung đố/đối hỏi về cách đối nhân xử thế là một mảng nội dung nhỏ (chỉ gồm 4 lời nằm ở bớc hát đố), chủ yếu tập trung quanh vấn đề chữ nhân, chữ nghĩa, chữ lễ; hoặc đặt ra những tình huống éo le để thử thách đối tợng. Từ những câu đố/hỏi ấy, vai đáp đã đa ra đợc những lời đáp thể hiện sự ứng xử hết sức linh hoạt, thông minh mà cũng đậm chất hài hớc dân gian.

Chẳng hạn, trớc lời đố hỏi: "Quân s phụ là tam cơng giả - Đi một chuyến đò đắm cả cứu ai?”, có hai lời đáp sau:

(95) Anh liều nhảy xuống sông ba,

Trên đầu đội chúa, lng cõng cha, tay dắt thầy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(96) Ơi em ơi! Anh đạp đất, anh kêu trời,

Lặn anh không biết lặn, lội anh không biết lội, nhảy xuống cứu sợ thiệt đời anh đi.

[HPV, tr. 231]

Lời hát đối đáp đặt ra tình huống và cách xử lí tình huống rất hấp dẫn:

Ngời đa ra vế đố hỏi đã dựa trên một tình huống cũ trong sử sách để kiểm tra kiến thức về cách ứng xử của ngời con trai theo đạo tam cơng, ngũ thờng.

ở lời đáp (95), nội dung đã trả lời "đúng đáp án" theo chuẩn mực nho giáo: giải quyết hài hoà mối quan hệ quân - s - phụ theo đúng đạo nho gia (về mặt ý chí).

ở lời đáp (96), đạo "tam cơng ngũ thờng" đã bị ngời đáp cố tình xử lí theo hớng "lệch chuẩn" một cách hài hớc, qua đó phần nào phản ánh một thực tế lúc ấy: nho giáo đã gần đến hồi kết.

c) Đố hỏi về các sự việc, hiện tợng không có trong thực tế

Nội dung này chỉ xuất hiện ở bớc hát đố với số lợng không lớn (gồm 10 lời hát, trong đó có 9 lời nữ, 1 lời nam), có nội dung hỏi về sự tồn tại không thể xác định của sự vật sự việc. Đây là một dạng đố/hỏi rất đặc trng trong CDDC. Qua dạng đố/hỏi này, vai nữ cố tình “làm khó” đối phơng với những yêu cầu trái khoáy (chẻ lạt bó tro, rán sành ra mỡ, mua lụa bọc trời, mua thuyền chở núi...); những sự thách đố oái oăm (Con rồng đau bụng hỏi chàng uống thuốc chi, đố chàng biết cỏ bên đờng bao nhiêu, cá kình mấy xơng, ai sinh ra trời, mặt trời ở đó trốc trời ở mô...).

Đối với những lời đố/hỏi này, ngời đáp không thể tìm lời giải dựa vào phông tri thức, vốn hiểu biết của mình. Mong muốn của ngời xuất đố có lẽ cũng không phải để tìm đợc những đáp án chính xác mà điều quan trọng là thử thách sự ứng biến nhanh nhạy, thông minh của ngời đáp lời. Trong thực tế, vai đáp lời (thờng là phờng nam) đã phải ứng phó bằng nhiều cách giải: dùng một đáp án với những sự vật, sự việc không tồn tại/hoặc không thể xác định sự tồn tại của chúng, chẳng hạn nh bài thuốc chữa bệnh đau bụng cho con rồng là lông lơn, đuôi ếch, rễ cột nhà, xơng trùn (giun), mỡ mọi (muỗi), nớc đái gà; trả đũa bằng một lời đố hỏi tơng tự hoặc ra điều kiện cho ngời hỏi (Em về van đất đất ơi - Ra đây anh chỉ trốc trời cho em); từ chối việc đa ra lời giải hoặc đẩy nhiệm vụ tìm lời giải về phía ngời hỏi (Phận em là gái nữ nhi - Biết Đan Du là đợc, hỏi mần chi chín ngời; Cái đó xin hỏi thầy bày;... ).

Nh vậy, có thể thấy rõ tính chất hấp dẫn, thú vị của dạng đố/ hỏi này, bởi qua đây có thể thấy đợc khả năng xuất đố tài tình của vai trao và tài ứng phó của vai đáp. Trong thực tế HPV, nhiều lời đố/đối hỏi của các cô gái phờng vải quá khó khiến đối phơng lúng túng, phải nhờ đến thầy bày hoặc tìm cách lảng đi, thậm chí có những câu đố, câu đối đến nay hình nh cha ai tìm đợc lời giải (Nồi ba nấu cháo ba ba - Tam tam nh cửu

Có trờng hợp, cách đố/ hỏi lắt léo làm cho cuộc đối đáp trở nên căng thẳng, vai đáp rơi vào thế bí, đã buông lời chửi đổng:

(97) Đồn rằng chàng học Kinh Thi

Cha thầy Mạnh Tử tên chi rứa chàng?

(98) - Thầy Mạnh cụ Mạnh sinh ra, Đ. mẹ con hát, tổ cha thằng bày.

[HPV, tr. 239]

Có thể khẳng định, trong HPV, hát đố hát đối chủ yếu là chặng thử thách bên nữ dành cho bên nam, vai chủ dành cho vai khách. Thông thờng, qua đợc thử thách này, khách mới đợc chủ mời vào nhà. Đợc đánh giá là chặng thể hiện đậm nét nhất sự giao thoa giữa vẻ thô mộc, bình dị mà thâm thuý của văn hoá dân gian với tính trí tuệ, trau chuốt, điêu luyện của văn chơng bác học, ởhát đố hát đối, tính chủ động, tự tin, thông minh, uyên bác của vai nữ thể hiện khá rõ nét.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ giới tính trong hát phường vải nghệ tĩnh (Trang 120 - 124)