Nghệ Tĩnh là dải đất kéo dài từ 17,5 đến 19,3 độ vĩ Bắc, 104 đến 106,2 độ kinh đông với diện tích 16 ngàn cây số vuông, đợc tính từ khe Nớc Lạnh (phía Bắc) đến Đèo Ngang (phía Nam); có núi rừng trùng điệp, đồng bằng phì nhiêu, sông ngòi chi chít; phía Đông giáp biển, phía Tây chung biên giới với nớc Lào.
Nói xứ Nghệ là nói chung cả Nghệ An và Hà Tĩnh. Xét theo chiều dài lịch sử Việt Nam, địa danh này đã trải qua nhiều thay đổi: có khi là một huyện, một quận, một châu, một trấn, một thừa tuyên, một tỉnh, một trại; lúc phân lúc hợp, chia tách sáp nhập. Nhng dù tên gọi của dải đất này khi là Việt Thờng thời cổ, có khi là Hoan Châu, là An Tịnh hay Nghệ Tĩnh khi hợp nhất, Nghệ An - Hà Tĩnh khi chia tách, đất này vẫn đợc gọi bằng một tên chung là xứ Nghệ, vùng văn hoá có chung dãy núi Giăng Màn - Thiên Nhẫn, chung núi Hồng - sông Lam, chung giọng nói, phong tục, chung câu hò điệu ví. Với một vị trí địa lí đắc địa, phía Bắc giáp Thanh Hoá, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Tây tựa lng vào dải Trờng Sơn, phía Đông nhìn ra biển, Nghệ Tĩnh đợc nhà nghiên cứu phong thổ Phan Huy Chú đánh giá là “Nơinúi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tợng tơi sáng, gọi là đất danh tiếng hơn cả Nam Châu ” (Dẫn theo [64, tr. 20]). Đây cũng là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hoá, từ xa xa đã từng đợc coi là biên trấn, viễn trấn, phên dậu của nớc Đại Việt. Nói đến xứ Nghệ là nói đến một địa danh gắn với lịch sử dựng nớc và giữ nớc của dân tộc.
Trớc hết, Nghệ Tĩnh nổi tiếng với truyền thống đấu tranh dựng nớc và giữ nớc. Nhận định về mảnh đất từng đợc xác định là vùng biên viễn, viễn trấn của phía Nam đất nớc này, Phan Huy Chú đã viết: "Con ngời ở đây rất cần kiệm và hiếu học, vật sản thì quý báu và hiếm lạ, thần núi và thần biển đều linh dị, khí thiêng non sông kết thành nhiều bậc danh hiền. Đất này là vùng thông với xứ Man Lào lại là vùng giới hạn giữa
Nam Bắc do đó mà nó xứng đáng là một thành trì kiên cố, là then chốt của nớc nhà trải qua các triều đại" [34, tr. 174]. ở một tài liệu khác, tác giả Đinh Gia Khánh nhận định: "Nghệ Tĩnh đợc các triều vua Đại Việt coi nh phên dậu của Tổ quốc ở phía Nam... Nghệ Tĩnh không phải chỉ là bức bình phong ngăn chặn các đạo quân xâm lợc đến từ phơng Nam, Nghệ Tĩnh còn là kho dự trữ chiến lợc về nhân lực, vật lực, tài lực trong cuộc đấu tranh chống các đạo quân xâm lợc đến từ phơng Bắc" [95, tr. 101]. Chính vì lẽ đó, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, Lê Lợi đã ủng hộ t tởng của Nguyễn Chích, coi xứ Nghệ là nơi hiểm yếu, đất rộng ngời đông, và chủ trơng chiếm lấy Nghệ An để mở rộng hậu phơng, bồi dỡng sức quân, "dựa vào nhân lực và tài lực đất ấy mà quay ra đánh Đông Đô, thì có thể tính xong việc dẹp yên thiên hạ" (Dẫn theo [12, tr. 141]. Còn Vua Quang Trung, trên cơ sở xác định vị trí lợi hại của Nghệ Tĩnh là mảnh đất trung gian, nối giữa Phú Xuân và Thăng Long, đã chủ trơng xây dựng thành Phợng Hoàng Trung Đô ở Nghệ An. Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, 5 vạn ngời xứ Nghệ đầu quân theo đại binh Quang Trung Nguyễn Huệ, góp công vào chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, giải phóng Thăng Long. Rồi đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, xứ Nghệ đã góp sức ngời, sức của, khắc hoạ nên một biểu t- ợng rất đẹp trong tâm thức cộng đồng: đất xô viết anh hùng. Cứ thế, theo dòng chảy lịch sử, đất và ngời xứ Nghệ đã có công lao đóng góp không nhỏ trong cuộc đấu tranh dựng nớc và giữ nớc của dân tộc Việt Nam.
Nghệ Tĩnh còn là mảnh đất mà truyền thống hiếu học và tôn s trọng đạo đã đợc nuôi dỡng và phát huy qua nhiều thế hệ, góp phần tạo nên nét đẹp trong ứng xử văn hoá của ngời xứ Nghệ và trở thành truyền thống văn hoá của mỗi gia đình, mỗi dòng họ: "Sáng khoai, tra khoai, tối khoai, khoai ba bữa - Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà". Không phải ngẫu nhiên mà nho sĩ đất này nổi tiếng là những con ngời có nghị lực phi thờng, nhân cách thanh cao, với ý chí tiết tháo "đói cho sạch, rách cho thơm" ; và "ông đồ Nghệ" trở thành một nhân vật đặc sắc của văn hoá Việt Nam nói chung và của Folklore xứ Nghệ nói riêng.
Điểm qua vài nét về lịch sử và truyền thống trên đây, có thể nhận định rằng trên đất Nghệ Tĩnh, nơi đâu cũng hằn dấu vết lịch sử và ngời sáng giá trị văn hoá của bao thế
hệ. Chính mảnh đất "địa linh nhân kiệt" giàu truyền thống yêu nớc cách mạng và truyền thống văn hoá này cũng đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều nhân tài trên các lĩnh vực văn học, y học, kinh tế, ngoại giao nh: Hồ Tông Thốc, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Đinh Nhật Thận, Phan Bội Châu... Đó là các bậc tiền bối tiêu biểu cho một vùng văn hoá. Cùng với họ là lớp nghệ sĩ dân gian xuất thân từ quần chúng lao động. Tất cả tạo nên những sản phẩm văn hoá dân gian cũng nh văn hoá bác học phong phú, giàu sức sống, trong đó có các làn điệu dân ca nh hát ví, hát giặm mợt mà, sâu lắng, góp phần tạo nên bản sắc của một vùng văn hoá có đặc trng riêng trong lòng nôi văn hoá Việt Nam: văn hoá xứ Nghệ.
Để lí giải những hiện tợng trên, các nhà nghiên cứu về xứ Nghệ đã đặt ra nhiều giả thiết: Có thể do nơi đây từng là vùng đất "biên ải","biên viễn", "viễn trấn", "dồn toa" đã dung nạp nhiều hạng ngời khác nhau vốn gốc gác là tài giỏi, thông minh; có thể là do phong thổ, địa lí "sơn thuỷ hữu tình"; có thể do con ngời có ý chí, nghị lực phi thờng; rồi có thể do sự đói nghèo, nắng gió, lam lũ mà con ngời nơi đây phải bật dậy, bơn chải, vợt lên khỏi thực tế phũ phàng bằng sự học [12, tr. 135 -147]... Thiết nghĩ, có thể coi tất cả những giả thiết trên đều là cơ sở để lí giải một cách đầy đủ và sâu sắc về đặc trng văn hoá xứ Nghệ và bản sắc văn hóa của ngời Nghệ Tĩnh.