Hoạt động bảo lãnh phát hành là hoạt động CTCK giúp các nhà phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. CTCK có thể tiến hành bảo lãnh phát hành cho một đợt phát hành của tổ chức phát hành, tuy nhiên hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro nên nhà bảo lãnh phát hành thường lập một tổ hợp bảo lãnh phát hành để chia sẻ rủi ro. Một CTCK trong tổ hợp bảo lãnh phát hành có thể là nhà bảo lãnh chính, thành viên hoặc là đại lý phân phối; với mỗi tư cách khác nhau thì trách nhiệm và mức độ rủi ro sẽ khác nhau, do đó sẽ ảnh hưởng đến phần thu nhập và chi phí liên quan đến hoạt động này. CTCK bảo lãnh phát hành chứng khoán có thể thực hiện theo một trong các phương thức chủ yếu như: Bảo lãnh theo phương thức cam kết chắc chắn; bảo lãnh theo phương thức dự phòng; bảo lãnh theo phương thức cố gắng tối đa; bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không và bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa. CTCK thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành sẽ nhận được các khoản thu như: Hoa hồng bảo lãnh hay phí bảo lãnh phù hợp với hình thức bảo lãnh (phí quản lý, phí nhượng bán, phí bảo lãnh); khoản chênh lệch giá bán chứng khoán trên thị trường và giá mua chiết khấu theo thoả thuận. Đồng thời, CTCK cũng phải chi ra các khoản để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán như: Chi phí tư vấn về Luật; phí kiểm toán; chi phí in ấn tài liệu về dự thảo, bản cáo bạch, tài liệu liên quan đến thông tin của tổ chức phát hành; chi phí đi lại, ăn ở của nhân viên; chi phí truyền hình, quảng cáo,…Hoạt động bảo lãnh có những đặc điểm cơ bản như nghiệp vụ kinh doanh có điều kiện là CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh và vốn pháp định đối với nghiệp vụ này ở Việt Nam là 165 tỷ đồng; tính vô hình, không cụ thể và dịch vụ được bán hoặc cung cấp cho khách hàng trước khi họ cảm nhận được lợi ích của nó; tính không tách rời hàng hoá tài chính đó là các loại cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính phái sinh gắn với nó; tính không ổn định về chất lượng thể hiện ở những người thực hiện khác nhau, thời gian, địa điểm khác nhau và có sự can thiệp của khách hàng trong qua trình thực hiện dịch vụ; không lưu trữ được và cấu trúc dịch vụ này phức tạp đòi hỏi
tính tổng hợp, đồng bộ cao của nhiều giai đoạn liên quan trong quá trình tạo ra lợi ích cho nhà phát hàng chứng khoán.
CTCK thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán theo sơ đồ 1.3.
Bước 01: Lựa chọn
khách hàng
Thẩm định chung Yêu cầu BLPH của khách hàng Lựa chọn khách hàng tiềm năng Tư vấn và xúc tiến BLPH
Thực hiện đánh giá, phân tích tài chính - Phân tích các chỉ tiêu tài chính của DN - Kết luận lựa chọn khách hàng Bước 02: Chuẩn bị, thủ tục, hồ sơ xin phép phát hành
Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành Ký hợp đồng bảo lãnh phát hàng
Hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ và giấy phép cần thiết cho đợt phát hành
Nộp hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán lên UBCKNN Bước 03: Thực hiện phân phối chứng khoán
Công bố thông tin về đợt phát hành chứng khoán
Thực hiện phân phối chứng khoán
Kết thúc đợt phát hành và hợp đồng phát hành chứng khoán
* Đặc điểm hoạt động bảo lãnh phát hành ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán CTCK
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng gắn liền với hoạt động tự doanh của CTCK. Hoạt động bảo lãnh có những đặc điểm cơ bản đã trình bày trên đây và có ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán vì thực hiện dịch vụ này sẽ phát sinh các khoản thu nhập và chi phí liên quan bởi các nghiệp vụ kinh tế tài chính và kế toán phải đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính, vốn tự có của CTCK để xác định tổng giá trị được phép bảo lãnh phát hành theo qui định của pháp luật từng quốc gia (ở Việt Nam là không vượt quá 30% vốn tự có); do đó việc tổ chức cung cấp thông tin kế toán, lập các báo cáo tài chính đúng chế độ và phải được tổ chức kiểm toán uy tín kiểm toán trước khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Để lựa chọn khách hàng tiềm năng có khả năng phát hành chứng khoán và quyết định bảo lãnh đạt hiệu quả cần đặc biệt quan tâm đến kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp và nội dung tổ chức phân tích tài chính của kế toán nhằm đánh giá, nhận định chính xác về tổ chức phát hành có khả năng thực sự và sử dụng vốn huy động có hiệu quả. Tổ chức công tác kế toán đối với kế toán nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được thể hiện ở khâu tổ chức chặt chẽ, chi tiết tất cả các nội dung từ tổ chức hệ thống chứng từ phản ánh các loại chi phí theo từng đợt phát hành, từng tổ chức phát hành; phản ánh hoa hồng bảo lãnh theo từng đợt phát hành, từng hình thức bảo lãnh đối với từng tổ chức phát hành. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán để tổng hợp, xử lý và hệ thống hoá các loại chi phí cho hoạt động bảo lãnh; tổ chức cung cấp thông tin kịp thời về tình hình và kết quả bảo lãnh phát hành; tổ chức phân tích, kiểm tra các nội dung, qui trình và các chỉ tiêu nhằm bảo lãnh phát hành đạt hiệu quả cao. Tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí cần xác định rõ tiêu chí và mức độ chi cho từng nội dung chi tiết trong hoạt động bảo lãnh phát hành nhằm quản lý tốt, hợp lý các khoản chi phí này. Riêng về hoa hồng bảo lãnh thì còn đòi hỏi tổ chức kế toán quản trị doanh thu phải dự tính được các khoản thu trong tương lai khi thực hiện bảo lãnh phát hành mà tổ chức phát hành trả cho CTCK hoặc tổ hợp bảo lãnh. Ở Việt Nam nguồn thu của hoạt động bảo lãnh là phí thu rất nhỏ, tuy nhiên với cam kết chắc chắn nên có nhiều rủi ro, đồng thời cũng có thể thu lãi rất lớn khi CTCK phải mua lại toàn bộ phần chứng khoán còn lại.
Tóm lại, hoạt động bảo lãnh phát hành của CTCK vừa là hoạt động mua bán hàng hoá chứng khoán, vừa mang tính chất của hoạt động cung cấp dịch vụ phát hành hàng hoá chứng khoán cho tổ chức phát hành. Từ những đặc điểm, qui trình và các hình thức bảo lãnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức công tác kế toán CTCK, đặc biệt đối với tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí - doanh thu của hoạt động này nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý và quản trị công ty.