Dịch vụ tín dụng chứng khoán

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 32 - 34)

* Hoạt động giao dịch ký quỹ (giao dịch mua bán chịu)

Giao dịch ký quỹ là việc CTCK cấp tín dụng dưới dạng tiền mặt cho khách hàng khi khách hàng mua chịu hoặc cấp dưới dạng cổ phiếu khi khách hàng bán chịu, hay CTCK là trung gian cho vay ứng trước để thanh toán. Đến kỳ hạn đã thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả CTCK cả số tiền vay và số lãi theo hợp đồng, nếu không thì CTCK có quyền sở hữu số chứng khoán khách hàng đã mua. Có hai loại giao dịch ký quĩ:

Một là, mua ký quĩ: Là việc nhà đầu tư mua chứng khoán mà chỉ cần một

khoản tiền nhất định trong tổng giá trị chứng khoán đặt mua, phần còn lại CTCK cho vay và số chứng khoán mua trở thành vật thế chấp cho khoản vay. Khi nhà đầu tư bán chứng khoán thì CTCK sẽ thu về phần vốn cho vay cả gốc và lãi. Thực hiện giao dịch ký quĩ thì nhà đầu tư phải mở tài khoản ký quĩ, phải có tỷ lệ ký quĩ, chứng khoán ký quĩ phải hợp lệ và do nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện.

Hai là, bán khống: Là việc nhà đầu tư bán chứng khoán mà không sở hữu chứng

vào thời điểm giá cao, sau đó mua chứng khoán khi giá giảm để trả CTCK. Thực hiện bán khống chứng khoán là nhà đầu tư đã giao dịch bán cao mua thấp, nhà đầu tư phải ký quĩ tiền mặt hoặc chứng khoán và do nhà đầu tư chuyên nghiệp thực hiện.

* Hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán

Khi nhà đầu tư có nhu cầu vay vốn cầm cố chứng khoán, nhà đầu tư phải làm các thủ tục vay vốn như: Giấy đề nghị vay, hợp đồng tín dụng ngắn hạn và hợp đồng cầm cố chứng khoán và CTCK có thể cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là số chứng khoán trên tài khoản của nhà đầu tư. CTCK sẽ phong tỏa chứng khoán được cầm cố và làm thủ tục cho vay cầm cố. Khi hồ sơ vay được duyệt, CTCK thông báo cho TTLKCK về trường hợp cầm cố chứng khoán vay tiền để TTLKCK làm thủ tục chuyển chứng khoán sang tài khoản cầm cố. Nếu nhà đầu tư có yêu cầu bán số chứng khoán cầm cố thì khoản thu về sẽ được dùng để trả nợ và lãi vay, phần còn lại CTCK sẽ trả vào tài khoản của nhà đầu tư. Tỷ lệ cho vay cầm cố chứng khoán tính trên giá thị trường của chứng khoán cầm cố do CTCK qui định phù hợp với từng giai đoạn và từng hợp đồng cho vay với nhà đầu tư.

* Repo chứng khoán

Repo chứng khoán là nghiệp vụ nhà đầu tư bán chứng khoán cho CTCK và thoả thuận sẽ mua lại trong một kỳ hạn nhất định. Đối tượng mua bán của nghiệp vụ Repo là trái phiếu chính phủ, cổ phiếu; người tham gia nghiệp vụ Repo là các tổ chức tài chính, nhà đầu tư có tổ chức; thời hạn giao dịch của Repo là 01 ngày đến 01 tuần, 01 tháng, nhưng phổ biến là 01 ngày. Khi nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch Repo, CTCK sẽ chào giá mua, giá bán và nếu nhà đầu tư đồng ý thì hai bên sẽ thực hiện giao dịch Repo như sau: Nhà đầu tư nộp giấy đề nghị thực hiện nghiệp vụ Repo, sau đó hai bên lập, xét duyệt và ký hợp đồng Repo và giao dịch Repo tại CTCK.

* Các dịch vụ tín dụng khác

CTCK có thể cung cấp cho nhà đầu tư một số dịch vụ tín dụng như:

- Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: Nhà đầu tư có thể vay ứng trước số tiền bán chứng khoán ngay sau khi có thông báo khớp lệnh mà không phải chờ đến ngày T + 3. Nhà đầu tư chỉ phải bỏ một mức phí nhất định (thường nhỏ) với thủ tục đơn giản, nhanh chóng để có ngay được số tiền bán chứng khoán.

- Dịch vụ cho vay ứng trước tiền cổ tức: Nhà đầu tư có thể vay ứng trước số tiền cổ tức ngay sau khi có thông báo từ tổ chức phát hành về việc chi trả cổ tức thay vì phải chờ đến ngày được thanh toán chính thức; tuy nhiên, nhà đầu tư phải trả cho CTCK một khoản phí nhất định theo thoả thuận và được CTCK thanh toán ngay số cổ tức được nhận theo thông báo của các tổ chức phát hành.

*Đặc điểm của dịch vụ tín dụng chứng khoán ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán CTCK

Xét trên phạm vi CTCK, dịch vụ tín dụng chứng khoán là dịch vụ cho vay để thu lãi trên các hợp đồng tín dụng hoặc thu một khoản phí nhất định từ các dịch vụ này, như vậy tổ chức công tác kế toán đối với hoạt động dịch vụ tín dụng chứng khoán giống như tổ chức kế toán những khoản cho vay lấy lãi của CTCK.

Tóm lại, hoạt động dịch vụ tín dụng chứng khoán tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư thực hiện đầu tư trên TTCK. Tuy nhiên, CTCK cũng thu được những khoản phí nhất định từ hoạt động này, đồng thời còn góp phần bình ổn, minh bạch giá chứng khoán và hoạt động của TTCK. Đối với tổ chức công tác kế toán CTCK thì nghiệp vụ này không ảnh hưởng lớn, mà chỉ khó khăn trong quản lý và hạch toán chi phí cho từng loại nghiệp vụ CTCK thực hiện.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 32 - 34)