Về phía Chính phủ, Bộ Tàichính và UBCKNN

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 192 - 193)

c) Xây dựng tiêu chuẩn nội bộ và hệ thống báo cáo lợi nhuận CTCK

3.4.1.Về phía Chính phủ, Bộ Tàichính và UBCKNN

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Hiện nay, Luật Kế toán, Luật Chứng khoán đã được ban hành và có hiệu lực, do đó đối với các hoạt động trên TTCK nói chung và hoạt động của CTCK nói riêng sẽ được điều chỉnh theo hai Luật này. Đồng thời với việc cần phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, Luật Chứng khoán cho phù hợp với thực tế, đồng thời để đảm bảo sự thống nhất với các văn bản pháp luật khác cần tiến hành rà soát sửa đổi một số luật liên quan như Luật hình sự (bổ sung những tội danh và hình phạt liên quan đến vi phạm của các đối tượng trên TTCK); Luật các tổ chức tín dụng (bổ sung các nội dung liên quan đến tổ chức và quản lý hoạt động của ngân hàng thương mại được chỉ định thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán, các tổ chức phi ngân hàng tham gia TTCK); Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật giao dịch điện tử,… Như vậy, sẽ tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh giúp các nhà đầu tư, CTCK và các tổ chức tham gia TTCK hoạt động ổn định dưới sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, đảm bảo tính công khai và bình đẳng, minh bạch và hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là về tổ chức công tác kế toán sẽ đảm bảo điều kiện tiên quyết và nền tảng quan trọng để tổ chức công tác kế toán chặt chẽ, thống nhất và minh bạch trong hệ thống các CTCK Việt Nam hiện nay.

Hai là, hoàn thiện các văn bản dưới Luật:

Bộ Tài chính và UBCKNN cần ra soát, sửa đổi các qui định về tổ chức và hoạt động của CTCK cho phù hợp với thực tế như hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán về hình thức bảo lãnh, mức phí thu từ hoạt động bảo lãnh; hoạt động môi giới chứng khoán về giao dịch bán khống chứng khoán, mua bán cùng một loại chứng khoán giao dịch trong ngày, giao dịch OTC; hoạt động tự doanh chứng khoán về các nghiệp vụ mới phát sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,...), vai trò bình ổn giá chứng khoán của CTCK, mở tài khoản; hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán về vốn pháp định, qui định chi tiết, cụ thể và bắt buộc các CTCK tuân theo; qui định các hoạt động khác được thực hiện trên TTCK về hoạt động cho vay ứng trước mua/bán chứng khoán, hoạt động ứng trước tiền lãi cho khách hàng,…

Bộ Tài chính cần tập trung nâng cấp hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam có nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kế toán chuẩn quốc tế, hướng dẫn cụ thể và thống nhất việc vận dụng các chuẩn mực kế toán tại các CTCK nhất là các chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính, tài sản tài chính, công cụ phái sinh nhằm tăng cường sự minh bạch và đáng tin cậy của thông tin kế toán cung cấp. Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung chế độ kế toán áp dụng đối với CTCK theo Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/208, tránh sự trùng lắp và mâu thuẫn với chuẩn mực kế toán và các văn bản khác.

Bộ Tài chính và UBCKNN cần ban hành các qui định về an toàn tài chính đối với CTCK, chống gian lận tài chính, chống hạch toán khống và báo cáo không trung thực. Thành lập các đơn vị giám sát hoạt động của các CTCK và có qui định về công tác giám sát cụ thể đến từng hoạt động, từng lĩnh vực nhất là công tác tài chính kế toán; thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát đối với toàn bộ hoạt động của CTCK và công tác kế toán nói riêng, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các qui định hiện hành về công tác kế toán và quản lý tài chính. Cần có các chế tài đủ mạnh để xử lý những vụ vi phạm chế độ kế toán và quản lý tài chính của các CTCK nhằm đảm bảo thông tin kế toán trung thực và hữu ích, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 192 - 193)