Khái quát sự hình thành và phát triển của công ty chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 66 - 69)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của công ty chứng khoán Việt Nam

TTCK ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là một kênh huy động vốn, điều tiết vốn trong nền kinh tế. CTCK là chủ thể chủ yếu tham gia và thực hiện các nghiệp vụ KDCK trên TTCK; góp phần thúc đẩy TTCK phát triển và thực sự trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu của các công ty cổ phần; một trung gian tin cậy giúp các nhà đầu tư thực hiện đầu tư kinh doanh trên TTCK.

Về số lượng CTCK: Ở Việt Nam, TTCK bắt đầu hoạt động chính thức ngày 20/07/2000; đồng thời các CTCK đã được thành lập trước khi TTCK hình thành theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 và công văn số 149/UBCK3 ngày 02/11/1999 của Chủ tịch UBCKNN. CTCK là một định chế tài chính, một chủ thể đặc biệt quan trọng và sự hình thành, phát triển của CTCK gắn liền với sự ra đời và phát triển của TTCK. Ở TTCK Việt Nam, cùng với sự tăng lên nhanh chóng các công ty niêm yết trên cả hai Sở giao dịch (Sở GDCK TP. HCM và Hà Nội) thì số lượng các CTCK cũng có sự phát triển nhanh chóng về số lượng nhất là năm 2006. Tính đến tháng 12/2005, trên TTCK Việt Nam mới có 14 CTCK tham gia thị trường; trong vòng một (01) năm (năm 2006) số lượng CTCK được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động là 41 công ty, nâng tổng số CTCK lên 55 công ty. Trong năm 2007 số CTCK được cấp giấy phép hoạt động là 24, nâng tổng số CTCK lên 79 công ty; năm 2008 số CTCK được cấp giấy phép hoạt động là 25, nâng tổng số CTCK lên 104 công ty; năm 2009 không có CTCK mới nào được thành lập và năm 2010 có 01 CTCK được cấp giấy phép hoạt động. Vậy, đến tháng 12/2010 UBCKNN đã cấp giấy phép hoạt động KDCK cho 105 CTCK [52] (Phụ lục số 05) . Theo các văn bản pháp

luật từ Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và TTCK tới Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 và hiện nay là Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 (Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) đều xác định

CTCK là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH được thành lập để KDCK và được UBCKNN cấp giấy phép kinh doanh, trong đó loại hình công ty TNHH là 10 công ty chiếm 9,5% (so với năm 2003 là 7 công ty TNHH chiếm 58%) và loại hình công ty cổ phần là 95 công ty chiếm 90,5% (so với năm 2003 là 5 công ty cổ phần chiếm 42%). Luật Chứng khoán Việt Nam cho phép CTCK nước ngoài được thành lập dưới hình thức liên doanh, góp vốn cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài, đồng thời cũng cho phép các CTCK nước ngoài được thành lập chi nhánh, mở văn phòng đại diện tại Việt Nam [40]. Hiện nay TTCK Việt Nam có 19 CTCK có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch ở các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp,… cũng tăng nhanh nhất là năm 2006 - 2007 (số chi nhánh tăng từ 10 năm 2006 lên 90 năm 2007, số phòng giao dịch tăng từ 9 năm 2006 lên 100 năm 2007,…). Năm 2008, 2009 và những tháng đầu năm 2010 số lượng CTCK và các chi nhánh, phòng giao dịch tăng không đáng kể do sự giảm sút của TTCK. Số lượng CTCK qua các năm tính đến tháng 12 năm 2010 được thể hiện trong Biểu đồ 2.1 như sau:

* Nguồn: UBCKNN 2010

Biểu đồ 2.1: Số lượng các CTCK qua các năm

Về qui mô vốn của các CTCK: Đối với CTCK là loại hình kinh doanh có điều kiện, lĩnh vực kinh doanh phức tạp, có tính nhạy cảm cao và nhiều rủi ro. Do vậy, pháp luật đã qui định cụ thể những hoạt động phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp

định và các hoạt động nghiệp vụ khác nhau thì có mức vốn pháp định khác nhau, qui định cụ thể theo nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 đến Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004 và hiện nay theo Luật Chứng khoán năm 2006, có hiệu lực ngày 01/7/2007 thì đã tăng đáng kể mức vốn pháp định cho các hoạt động KDCK, một CTCK muốn thực hiện tất cả các hoạt động KDCK thì tổng số vốn tối thiểu phải bằng vốn pháp định là 300 tỷ đồng được nêu trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Qui định về vốn pháp định CTCK

Đơn vị tính: Tỷ đồng Việt Nam

STT Các hoạt động nghiệp vụ Nghị định 144 Luật Chứng khoán

1 Môi giới chứng khoán 3 25

2 Tự doanh chứng khoán 12 100

3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán 22 165

4 Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán 3 10

5 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 3 ---

Tổng 43 300

* Nguồn: Tổng hợp Nghị định 144 và Luật Chứng khoán

Ghi chú: (4). Luật chứng khoán qui định là hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán (5).Luật chứng khoán qui định không còn là một trong các hoạt động của CTCK Giai đoạn đầu từ năm 2000 đến năm 2003, với 12 CTCK được thành lập với số vốn rất thấp (vốn điều lệ đều không vượt quá 60 tỷ đồng) như: SSI 20 tỷ đồng; TLS 9 tỷ đồng; MSC 6 tỷ đồng;… và có 5 công ty vốn điều lệ vượt quá vốn pháp định (43 tỷ đồng) đó là: BSC 55 tỷ đồng; VCBS 60 tỷ đồng; AGRISECO 60 tỷ đồng; VIETINBANKSC 55 tỷ đồng và HSC 50 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ của các CTCK giai đoạn này có qui mô nhỏ; do đó khó có thể mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh. Để nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo vốn cho các hoạt động kinh doanh, các CTCK không ngừng tăng vốn điều lệ nhất là từ khi Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã tăng đáng kể vốn pháp định đối với từng các hoạt động nghiệp vụ KDCK (tăng từ 43 tỷ đồng lên mức 300 tỷ đồng).

Giai đoạn hiện nay, sau hơn mười (10) năm hoạt động các CTCK thành lập ban đầu đã liên tục tăng vốn điều lệ qua từng thời kỳ để phù hợp với điều kiện qui định và mở rộng hoạt động kinh doanh, điển hình như: Vốn điều lệ của SSI tăng từ 20 tỷ đồng lên hơn 3.511 tỷ đồng; TLS tăng từ 9 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng; MSC tăng từ 6 tỷ lên 100

tỷ đồng…; Đặc biệt đã có 19 CTCK có các tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn với tỷ lệ cao nhất là 49% theo qui định hiện hành. Xét toàn bộ các CTCK hiện đang hoạt động theo mức vốn dưới 100 tỷ; từ 100 tỷ đến dưới 300 tỷ; từ 300 tỷ đến dưới 1.000 tỷ và trên 1.000 tỷ ta được bảng phân loại qui mô vốn điều lệ theo bảng 2.2.

Bảng 2.2: Qui mô vốn điều lệ của các CTCK đến tháng 12 năm 2010 Qui mô vốn điều lệ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 66 - 69)