Nội dung hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán nhằm cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 173 - 179)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.3.2.4. Nội dung hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán nhằm cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng

thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng

Vận dụng hệ thống các báo cáo tài chính theo Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các CTCK đã đáp ứng được khá đầy đủ nhu cầu thông tin kế toán của các đối tượng sử dụng và của nhà quản trị công ty. Tuy nhiên, cũng còn một số chỉ tiêu, nội dung cần được sửa đổi, bổ sung như sau:

Kiến nghị 01: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán

Một là, cần tách biệt tài sản của khách hàng và tài sản của CTCK, theo chế độ kế toán hiện hành áp dụng đối với CTCK theo Thông tư số 95/2008/TT-BTC thì BCĐKT phản ánh toàn bộ tình hình tài sản hiện có công ty đang nắm giữ kể cả tài sản của khách hàng như vậy ở một góc độ quản lý BCĐKT không thể hiện rõ qui mô và năng lực của công ty. Do đó, có thể xử lý theo hai hướng giải quyết sau đây:

Thứ nhất: Nếu để các chỉ tiêu phản ánh tài sản của khách hàng trên BCĐKT

thì phải tách biệt tài sản của khách hàng và tài sản của công ty; các khoản tiền gửi của người đầu tư, người uỷ thác đầu tư và của công ty; chứng khoán của người đầu tư, người uỷ thác đầu tư và của công ty; các khoản phải trả người đầu tư; người uỷ thác đầu tư và của công ty. Theo đó, chỉ tiêu "Tiền" - mã số 111 phải tách ra thành tiền mặt và tiền gửi ngân hàng; trong đó, cần phải chi tiết tiền gửi ngân hàng của CTCK, của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán và của người uỷ thác đầu tư.

Thứ hai: Nên tách biệt hẳn tài sản của khách hàng và tài sản của công ty, tài

sản của khách hàng (người đầu tư; người uỷ thác đầu tư; tổ chức phát hành được công ty bảo lãnh; đối tác khác) công ty coi như các khoản CTCK giữ hộ hoặc ký gửi và được phản ánh trên các tài khoản ngoài BCĐKT.

Hai là, bổ sung chỉ tiêu mã số 341- Mệnh giá trái phiếu; 342 - Chiết khấu trái phiếu; 343 - Phụ trội trái phiếu, nhằm phản ánh trị giá trái phiếu theo mệnh giá, giá trị chiết khấu trái phiếu và giá trị phụ trội trái phiếu. Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu này là số dư các tài khoản: TK 3431; 3432; 3433, sau khi kế toán tính toán, phân bổ chiết khấu; phụ trội để xác định giá gốc trái phiếu công ty đang nắm giữ.

Ba là, bổ sung thêm chỉ tiêu mã số 122 - Chứng khoán niêm yết; 123 - Chứng khoán chưa niêm yết. Các chỉ tiêu này phản ánh trị giá chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết tại TTGDCK công ty đang nắm giữ và quản lý. Nếu không chi tiết như vậy trên BCĐKT thì có thể nêu rõ ở Bản thuyết minh BCTC.

Bốn là, bổ sung thêm chỉ tiêu mã số 324 - Phải trả người uỷ thác đầu tư, căn cứ vào hợp đồng nhận uỷ thác đầu tư và số lãi đầu tư trong kỳ để xác định phần phải trả cho người uỷ thác đầu tư về số lãi và vốn theo hợp đồng đã ký với CTCK.

Năm là, bổ sung chỉ tiêu “Công cụ tài chính phái sinh” – Mã số 160, phần Tài sản và chỉ tiêu “Công cụ tài chính phái sinh” – Mã số 330 (chuyển II. Nợ dài hạn – Mã số 330 thành III – Nợ dài hạn – Mã số 340), phần Nguồn vốn để phản ánh giá trị hợp lý của tài sản phái sinh và nợ phải trả phái sinh tại thời điểm lập BCĐKT. Cơ sở số liệu ghi vào các chỉ tiêu này là số dư chi tiết theo từng đối tượng phản ánh trên tài khoản 172 – Công cụ tài chính phái sinh để ghi vào cả hai chỉ tiêu theo từng trường hợp cụ thể bên “Tài sản” hoặc bên “Nguồn vốn” cho phù hợp.

Kiến nghị 02: Hoàn thiện chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các CTCK liên quan nhiều đến đầu tư chứng khoán, đầu tư tài chính và các khoản đầu tư khác, do đó thường phát sinh chi phí dự phòng rất lớn và nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, khi trình bày chỉ tiêu mã số 11 - "Chi phí hoạt động kinh doanh" cần thiết phải tách thành hai chỉ tiêu là Mã số 11.1 - "Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh chứng khoán" và chỉ tiêu Mã số 11.2 - "Chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán" làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực chất kết quả hoạt động của công ty.

Kiến nghị 03: Hoàn thiện chỉ tiêu trên thuyết minh báo cáo tài chính

Một là, cần phải thuyết minh rõ chỉ tiêu mã số 112- Các khoản tương đương tiền trong Bản cân đối kế toán là những khoản nào, cách xác định như thế nào khớp với số liệu trên BCĐKT. Các khoản này phải đạt các tiêu chí như: Có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền, xác định được lượng tiền nhất định, không có nhiều rủi ro khi chuyển đổi thành tiền. Như vậy, điểm 01, mục V - Tiền các khoản tương đương tiền trong thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, tài sản tài chính và các khoản khác; trong đó chi tiết tiền của công ty, tiền ký gửi của nhà đầu tư, tiền gửi của người uỷ thác đầu tư; các tài sản tài chính có thể chuyển thành tiền trong vòng 30 ngày,…

Hai là, bổ sung thêm các tiêu thức và chỉ tiêu đánh giá tình hình đầu tư tài chính của CTCK tại điểm 5, mục V. Theo đó các tiêu thức để đánh giá cột Số lượng chia thành hai (2) cột là cuối năm và đầu năm hoặc cuối kỳ và đầu năm; cột giá trị theo sổ kế toán chia thành hai (2) cột là cuối năm và đầu năm hoặc cuối kỳ và đầu năm; cột tăng, giảm so với giá thị trường chia thành hai (2) cột là cuối năm và đầu năm hoặc cuối kỳ và đầu năm; cột tổng giá trị theo giá thị trường cũng chia thành hai (2) cột là cuối năm và đầu năm hoặc cuối kỳ và đầu năm. Cột chỉ tiêu thể hiện các đối tượng, hình thức, loại đầu tư cần chi tiết đến từng nhóm, loại hình đầu tư như Chứng khoán thương mại chi tiết cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ,…; Chứng khoán đầu tư chi tiết chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn và cũng được chi tiết cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ,…; các khoản đầu tư góp vốn như đầu tư vào công ty con chi tiết giá trị trên sổ kế toán và giá trị đầu tư, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết chi tiết giá trị trên sổ kế toán (giá gốc), giá trị đầu tư hiện tại; thuyết minh rõ hơn về các đầu tư dịch vụ khác như giá trị chứng khoán cầm cố, thế chấp cho các khoản nợ, giá trị các chứng khoán đang thực hiện hợp đồng Repo (giá ghi sổ, thời hạn thực hiện, giá mua/bán của hợp đồng Repo).

Ba là, bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá công ty, sau một kỳ kế toán quí, sáu tháng, năm các CTCK nên trình bày trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính một số chỉ tiêu tổng quát, chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty như:

- Tổng giá trị khối lượng giao dịch chứng khoán trong năm; - Đánh giá tình hình bảo lãnh phát hành chứng khoán; - Đánh giá tình hình bảo toàn vốn khả dụng;

- Đánh giá khái quát các chỉ tiêu: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận,...

- Kế hoạch và phương hướng kinh doanh năm tới;

- …………

Bốn là, bổ sung điểm 19, mục V về các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác. Giá trị các giao dịch công cụ tài chính phái sinh và tài sản tài chính khác được thuyết minh chi tiết bản chất từng loại công cụ tài chính phái sinh, như: Giao dịch hợp đồng tương lai (tiền tệ, hàng hóa, chứng khoán); giao dịch hợp đồng ký hạn (tiền tệ, hàng hóa, chứng khoán); giao dịch hợp đồng hoán đổi (tiền tệ, hàng hóa, chứng khoán); giao dịch hợp đồng quyền chọn mua/bán (tiền tệ, hàng hóa, chứng khoán) và xác định theo các chỉ tiêu (1) Tổng giá trị hợp đồng tại ngày hiệu lực; (2) Tổng giá trị ghi sổ kế toán tại ngày lập báo cáo (tài sản hoặc công nợ).

Kiến nghị 04: Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính

Một là, thống nhất một số nội dung và phương thức trình bày các Báo cáo tài chính: Hiện nay, các nhà soạn thảo văn bản pháp qui về kế toán đã tiến dần và gần tới các chuẩn mực kế toán quốc tế; tuy nhiên, chúng ta không thể “cấy ghép“ hoặc áp dụng hoàn toàn các Chuẩn mực kế toán quốc tế vào kế toán Việt Nam, đặc biệt là về Báo cáo tài chính với các lý do: (1) TTCK Việt Nam phát triển chưa cao; việc vận hành của thị trường còn chịu nhiều yếu tố tác động không lành mạnh, biến động của giá cả thị trường không khách quan; (2) Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế về Báo cáo tài chính, công cụ tàichính, công cụ phái sinh rất phức tạp, trong khi đó Việt Nam còn thiếu các chuyên gia kế toán có trình độ cao có thể hiểu, vận dụng đúng nội dung của những Chuẩn mực này; (3) Kỹ thuật xử lý kế toán theo nội dung của các Chuẩn mực kế toán Quốc tế còn đòi hỏi Công nghệ kế toán hiện đại, tự động hoá bởi hệ thống máy tính. Do vậy, công nghệ kế toán của nhiều CTCK Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu này. Ngược lại, nếu không quán triệt các nội dung, nguyên tắc cơ bản của các Chuẩn mực kế toán Quốc tế khi triển khai công tác kế toán CTCK thì Việt Nam sẽ phải trả giá với các lý do: (1) Khó hội nhập kinh tế Quốc tế, các CTCK Việt Nam khó khăn trong quan hệ kinh doanh với các đối tác trên thế giới, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trên các TTCK Quốc tế vì Báo cáo tài chính của CTCK Việt Nam lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam sẽ không được TTCK Quốc tế chấp nhận. (2) Bản thân CTCK Việt Nam, cơ quan giám sát an toàn hoạt động TTCK không có đủ cơ sở dữ liệu cần thiết để quản trị rủi ro. (3) Các CTCK phải tốn kém nhiều chi phí để điều chỉnh số liệu kế toán, để lập Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế, và để kiểm toán Báo cáo tài chính này.

Xuất phát từ những, yêu cầu và lý do trên đây, có thể đưa ra giải pháp lựa chọn để hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam nói chung và chế độ kế toán CTCK nói riêng,

đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế và quản trị rủi ro của CTCK; giám sát an toàn thị trường của cơ quan quản lý nhà nước là sự kết hợp hài hòa Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế theo các nội dung cụ thể sau: (1) Các nội dung trọng yếu, nền tảng và nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt; phải có sự thống nhất rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp thực hiện, cách thức trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trên BCTC hoặc mẫu biểu giống nhau để công bố thông tin phù hợp. Để thực hiện quan điểm này, cần phải sửa đổi những qui

định không còn phù hợp của Luật Kế toán, của Chế độ kế toán nói chung, Chế độ kế toán CTCK, đồng thời xây dựng bổ sung các Chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh phù hợp với thực tiễn Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế; (2) Những nội dung không trọng yếu, không phải là nền tảng, đồng thời kỹ thuật xử lý kế toán lại quá phức tạp thì Việt Nam không áp dụng, không quy định (ví dụ, đối với công cụ tài chính, không áp dụng nội dung kế toán phòng ngừa rủi ro); (3) Đối với những nội dung không phù hợp với mức độ phát triển thấp của thị trường Việt Nam, nhiều yếu tố phi kinh tế tác động đến giá cả thị trường (yếu tố bầy đàn, thông tin chưa trung thực, minh bạch,...) cần có lộ trình thận trọng hơn (ví dụ về chế độ tài chính-kế toán có nên hay không cho phép đánh giá lại giá trị tài sản khi giá trị thị trường lớn hơn giá trị ghi sổ để ghi nhận vào kết quả kinh doanh); (4) CTCK tuân thủ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán trong nước, đồng thời sẽ có bản đối chiếu, bổ sung những điều chỉnh cần thiết để lập thêm Báo cáo tài chính theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế; (5) Để giảm thiểu chi phí cho các CTCK về công tác kế toán, kiểm toán, khi nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán Việt Nam không có sự khác biệt lớn (trọng yếu) về nội dung kinh tế, không tạo ra sự khác biệt lớn về kết quả hoạt động kinh doanh, nên cho phép CTCK có đủ năng lực, điều kiện về công nghệ kế toán cũng như trình độ quản trị điều hành được đăng ký và áp dụng trực tiếp theo Chuẩn mực kế toán Quốc tế.

Như vậy, để hoàn thiện chế độ kế toán CTCK Việt Nam chất lượng cao trong điều kiện hội nhập quuốc tế, đặc biệt là các chuẩn mực kế toán về Báo cáo tài chính - điều kiện để thực hiện việc công bố thông tin kế toán một cách công khai, trung thực và minh bạch nhằm phát triển TTCK cần kết hợp hài hoà và có chọn lọc các nội dung Chuẩn mực kế toán quốc tế với điều kiện của các CTCK Việt Nam.

Hai là, bổ sung thêm “Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu“: Trong các qui định kế toán đã ban hành thì vốn chủ sở hữu được trình bày trên Bảng cân đối kế toán và được trình bày rõ hơn trên thuyết minh Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, đây là báo cáo quan trọng, ảnh hưởng đến qui mô vốn kinh doanh, tình hình tài chính của công ty năm tới; đánh giá được kết quả hoạt động, năng lực tài chính tại thời điểm báo cáo của công ty, nên phải bắt buộc lập báo cáo này như là một Báo cáo tài chính của công ty nhằm phản ánh tình hình biến động vốn chủ sở hữu. Để trình bày tình hình biến động vốn chủ sở hữu trong năm và giải thích rõ các trường hợp tăng, giảm vốn chủ sở hữu của công ty được thể hiện trong Bảng 3.9.

Nội dung Báo cáo “Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu“ được dùng để phản ánh tình hình biến động vốn chủ sở hữu của Công ty chứng khoán trong một kỳ báo cáo (tháng, quí, năm) và phương pháp lập cơ bản báo cáo này như sau:

Cột A -"Chỉ tiêu" phản ánh các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu; các chỉ tiêu có thể chi tiết theo yêu cầu quản lý của từng công ty.

Cột 1, cột 2 - "Số dư đầu năm" phản ánh số dư đầu năm (bao gồm số dư đầu năm trước và số dư đầu năm nay) theo từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu.

Số liệu để ghi vào cột 2 theo từng chỉ tiêu được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 8 của báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu năm trước; số liệu để ghi vào cột 1 theo từng chỉ tiêu được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 2 của báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu năm trước; hoặc số liệu ghi vào cột 1, cột 2 - "Số dư đầu năm" được căn cứ vào số dư trên sổ kế toán các TK 411, 412, 413, 414, 415, 417, 419, 421 năm nay và năm trước để ghi vào các chỉ tiêu cho phù hợp.

Cột 3, cột 4, cột 5, cột 6 - "Số tăng, giảm trong năm" phản ánh tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu theo từng chỉ tiêu trong năm trước và năm báo cáo (năm nay). Số liệu ghi vào cột 4 và cột 6 được căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán các TK 411, 412, 413, 414, 415, 417, 419, 421 trong năm báo cáo để ghi và số liệu để ghi vào cột 3 và cột 5 được căn cứ vào cột 4 và cột 6 của báo cáo này năm trước để ghi.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 173 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w