Nghĩa của tổ chức công tác kế toán đối với CTCK

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 37 - 40)

f) Các hoạt động khác

1.2.1.2. nghĩa của tổ chức công tác kế toán đối với CTCK

Tổ chức công tác kế toán trong các CTCK là một hệ thống các yếu tố cấu thành trong công tác kế toán của công ty như: Tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin; tổ chức vận dụng chính sách chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính và kế toán vào công ty; xây dựng và xác định mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận kế toán, quá trình hoạt động và các bộ phận chức năng khác nhằm đảm bảo công tác kế toán phát huy hết vai trò, nhiệm vụ, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Từ đó, tổ chức công tác kế toán trong CTCK có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nói chung, công tác quản lý kinh tế tài chính nói riêng, thể hiện cụ thể như sau:

- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ quản lý và điều hành kinh tế tài chính của công ty: Thông tin đầu ra của kế toán cung cấp là sản phẩm của qui

trình kế toán hoặc từng giai đoạn qui trình, từng trung tâm của qui trình hoạt động của công ty. Chất lượng thông tin kế toán cung cấp sẽ chi phối và quyết định tính đúng đắn, phù hợp, chất lượng, hiệu quả và hiệu suất trong các quyết định của nhà quản lý, nhà đầu tư và chủ sở hữu công ty. Trong khi đó, thông tin kế toán cung cấp

có kịp thời, chính xác và có chất lượng hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào việc tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin; tổ chức vận dụng các chính sách chế độ kinh tế tài chính và kế toán của Nhà nước; cũng như qui định của công ty trên cơ sở và điều kiện về kỹ thuật công nghệ; tổ chức bộ máy kế toán với các nhân viên kế toán có tri thức, có tư duy về kinh tế tài chính kế toán và được bố trí đúng vị trí trong các giai đoạn hoạt động của công ty.

- Đảm bảo công việc ghi chép, phản ánh và quản lý chặt chẽ các đối tượng kế

toán của công ty (tài sản, nguồn vốn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí, doanh thu

và kết quả kinh doanh): Quá trình thu nhận, ghi chép, xử lý và cung cấp thông tin trong các CTCK cần phải được thực hiện trên cơ sở của tổ chức bộ máy kế toán với những nhân viên kế toán có chuyên môn về kế toán, tài chính và được phân công, phân nhiệm cụ thể đảm bảo công tác kế toán có hiệu quả. Hoạt động của CTCK phải tuân thủ những qui luật kinh tế và các chính sách, chế độ về kinh tế tài chính của Nhà nước; tổ chức công tác kế toán đòi hỏi các nhân viên kế toán sử dụng hệ thống phương pháp kế toán là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định và là trung tâm của mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành của tổ chức công tác kế toán. Vì vậy, các CTCK sử dụng kế toán là một công cụ quản lý kinh tế tài chính cần phải tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính nhằm thu nhận, ghi chép và phản ánh đầy đủ, chính xác mọi sự biến động của các loại đối tượng kế toán trong các CTCK.

- Đảm bảo việc xác định và xây dựng mối quan hệ biện chứng qua lại giữa

các đối tượng kế toán, giữa các giai đoạn nghiệp vụ phù hợp với từng giai đoạn

hoạt động của công ty, mối quan hệ cung cấp giao thoa thông tin kinh tế, nghiệp vụ giữa các trung tâm giai đoạn qui trình nhằm giúp nhà quản lý phân tích, đánh giá và dự báo sát với thực tiễn trong tương lai gần cũng như dự báo trung và dài hạn. Qua đó có những quyết định về chiến lược kinh doanh, điều chỉnh bổ sung bộ máy trong các giai đoạn qui trình hoạt động nghiệp vụ của công ty phù hợp và đảm bảo hiệu quả, hiệu suất công tác. Yêu cầu nhà quản lý từng bộ phận, từng giai đoạn qui trình phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (kinh tế, nhân viên, thái độ phục vụ, uy tín và văn hoá công ty) đến kết quả hoạt động, đánh giá tác động đến quản trị rủi ro của hoạt động nghiệp vụ cũng như của toàn công ty.

- Tính toán đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh, tăng cường hạch toán và

kiểm soát nội bộ công ty: Tổ chức công tác kế toán trong các CTCK để thu thập, ghi

chép, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tình hình kinh tế tài chính trong một thời kỳ nhất định, tại thời điểm báo cáo. Trong đó, đặc biệt và quan trọng nhất của qui trình kế toán là xác định kết quả kinh doanh theo từng hoạt động nghiệp vụ hoàn thành trong kỳ - đây cũng chính là mục tiêu kinh doanh của các CTCK. Kế toán trên cơ sở các phương pháp kế toán; phương pháp tính toán và phân bổ; hạch toán chi tiết, cụ thể từng nghiệp vụ phát sinh; tích hợp và tổng hợp số liệu một cách khoa học, hợp lý nhằm xác định chính xác chi phí và doanh thu theo từng loại hoạt động kinh doanh cũng như kết quả của toàn công ty trong một thời kỳ. Hơn thế nữa, tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu chặt chẽ phù hợp còn cung cấp những thông tin cho phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đó. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chi phí - doanh thu - lợi nhuận, lợi nhuận trên biến phí, lợi nhuận trên biến phí có điều chỉnh,.... đặc biệt hệ thống kế toán quản trị được tổ chức khoa học, chặt chẽ và phù hợp với đặc điểm kỹ thuật; đặc điểm tổ chức quản lý của công ty sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin cho quản lý và tăng cường công tác kiểm soát nội bộ công ty. Ngoài ra, hệ thống kế toán quản trị và kiểm soát nội bộ còn có tác động đến các hành vi của tổ chức, cá nhân trong công ty như: Làm thay đổi nhận thức, khuyến khích thực hiện các hành vi đúng đắn, làm thay đổi thái độ và sự mong đợi và thay đổi quan điểm trong công tác đánh giá,... những điều này tạo nên giá trị văn hoá và uy tín của CTCK; tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư và góp phần hoàn thành các mục tiêu chiến lược kinh doanh của các CTCK.

- Thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán trong

từng giai đoạn phát triển: Tổ chức công tác kế toán trong các CTCK là việc tổ chức

thực hiện những nội dung kế toán trong công ty và thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nhằm đạt được sản phẩm cuối cùng là thông tin cung cấp trên các báo cáo kế toán có chất lượng và đáng tin cậy cho nhà quản lý và đối tượng sử dụng. Tổ chức công tác kế toán cần phải vận dụng có hiệu quả các chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính của Nhà nước và thực hiện công bố thông tin bằng các báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật. Đối với kế toán quản trị việc tổ chức và công bố thông tin không được qui định trong các văn bản pháp qui mà tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể và yêu cầu của từng công ty để có cách thức tổ chức, phương thức phối hợp hay mối quan

hệ cung cấp thông tin khác nhau. Tuy nhiên, khi tổ chức kế toán quản trị cần phải dựa vào mối quan hệ giữa hạch toán kế toán với hạch toán thống kê và hạch toán nghiệp vụ để có những thông tin đầy đủ và toàn diện về các mặt hoạt động nhằm đánh giá đúng mức độ tác động của các nhân tố đến kết quả hoạt động của công ty trong quá khứ, hiện tại và phục vụ cho công tác dự báo trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w