Những tồn tại cơ bản

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 122 - 126)

4. Hệ thống báo cáo kế toán

2.4.2. Những tồn tại cơ bản

Tổ chức công tác kế toán trong các CTCK là một khâu công việc quan trọng trong công tác quản lý công ty nói chung, ngoài sự ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành trong bản thân công ty thì nó cũng chịu sự tác động của các quyết định, chỉ thị của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước, các chính sách kế toán qui định đối với loại hình công ty này. Trong thời gian vừa qua, công tác kế toán CTCK đã được tổ chức tương đối tốt với những ưu điểm nêu trên, nhưng còn một số tồn tại sau:

Các cơ quan nhà nước thiếu sự phối kết hợp trong việc ra các chế độ chính sách liên quan đến chứng khoán và KDCK gây không ít khó khăn cho công tác kế toán như chính sách tài chính đối với công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh; chính sách thuế đối với lĩnh vực KDCK, chi phí kế toán với chi phí tính thuế nhất là chi phí và các khoản lỗ phát sinh từ các loại chứng khoán phái sinh, hợp đồng Repo chứng khoán, hợp đồng uỷ thác đầu tư, hợp đồng cho vay hỗ trợ đầu tư chứng khoán. Vì vậy, hạn chế tính thống nhất trong việc thực hiện các chế độ chính sách tài chính, thuế và kế toán đã tạo nên những vướng mắc, bất cập và khó khăn trong tổ chức công tác kế toán CTCK hiện nay. Đối với cơ quan ban hành chế độ kế toán CTCK cũng chưa kịp thời điều chỉnh, bổ sung, thay thế những nội dung chưa phù hợp, chưa đề cập đến trong chế độ kế toán CTCK theo Quyết định số 99/2000/QĐ-BTC cho đến tháng 10/2008. Bắt đầu từ tháng 01/2009 đến thời điểm hiện nay, các CTCK đều thực hiện theo chế độ kế toán áp dụng đối với CTCK qui định tại Thông tư số 95/2008/TT-BTC trên cơ sở kết hợp sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và có thể nói là các CTCK đồng thời thực hiện theo hai qui định này của Bộ Tài chính. Hơn nữa, khi chuyển sang thực hiện theo chế độ kế toán mới các CTCK cũng gặp những khó khăn nhất định như các chênh lệch do thay đổi chính sách kế toán, mà không được hướng dẫn cụ thể và thống nhất giữa các CTCK nên tuỳ công ty mà có phương án giải quyết khác nhau. Các đơn vị chức năng về kế toán, kiểm toán của Bộ Tài chính chưa tổ chức hướng dẫn các CTCK thực hiện các chuẩn mực kế toán với mức độ như thế nào cho loại hình CTCK, mà chủ yếu do nhân viên kế toán công ty tự nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng phù hợp với điều kiện của công ty sao cho hiệu quả. Các nội dung của công tác kế toán qui định chưa hoàn chỉnh, vừa thiếu lại vừa thừa do sự lồng ghép trong qui định hướng dẫn chế độ kế toán đối với CTCK, do đó Bộ Tài chính cần ban hành chế độ kế toán riêng cho loại hình CTCK. Công tác kiểm tra kế toán và xử phạt của các cơ quan chức năng đối với việc cung cấp thông tin của CTCK, đặc biệt là cung cấp báo cáo tài chính trên mạng và các phương tiện khác chưa kịp thời theo qui định của pháp luật. Hệ thống giám sát tài chính của các cơ quan Nhà nước còn mang nặng hình thức chưa đi vào bản chất, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chưa toàn diện nền thông tin thiếu tính minh bạch.

Chế độ kế toán CTCK theo Quyết định số 99/2000/QĐ-BTC được ban hành trước khi các CTCK hoạt động nên chưa có căn cứ thực tiễn làm cơ sở xây dựng, do đó trong quá trình thực hiện có nhiều bất cập, nhất là trong thời gian qua có nhiều cơ chế chính sách về chứng khoán và kế toán thay đổi như Luật Kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán ngày càng được hoàn thiện, các văn bản hướng dẫn về qui chế lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành,… Tuy chế độ kế toán CTCK được thay thế bởi Thông tư số 95/2008/TT-BTC trên cơ sở kết hợp sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, nhưng cũng chưa bao quát hết các nghiệp vụ kinh tế tài chính mới phát sinh như các công cụ tài chính, chứng khoán phái sinh, các nghiệp vụ cho vay đầu tư chứng khoán,... Hơn nữa, hệ thống kế toán các CTCK triển khai thực hiện quá cứng nhắc và đơn thuần là thực hiện theo hướng dẫn ghi chép sổ sách thông thường với hệ thống tài khoản kế toán cố định, các bước hạch toán kế toán qui định sẵn cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phục vụ mục đích tính thuế; còn nhiều xung đột nảy sinh trong công tác quản lý, tổ chức công tác kế toán như vấn đề cơ chế kiểm soát chi phí/thu nhập phục vụ tính thuế, tập trung và phi tập trung hoá, điều kiện của kiểm toán chuyên nghiệp.

Về hệ thống chứng từ kế toán: Chế độ chứng từ và hạch toán ban đầu nhằm thu nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của CTCK chưa thực sự phản ánh hết các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh; chưa qui định thống nhất về phương pháp ghi chép một số chỉ tiêu trên chứng từ kế toán; một số biểu mẫu chứng từ còn thiếu những yếu tố cơ bản, đặc thù của nghiệp vụ KDCK nên tính pháp lý chưa cao; việc thiết kế mẫu và qui định nội dung phản ánh của một số chứng từ chưa thống nhất với các văn bản pháp lý khác liên quan; do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty về hoạt động KDCK như: Phát hành trái phiếu có chiết khấu hoặc phụ trội; các nghiệp vụ về chứng khoán chờ thanh toán, chứng khoán chưa niêm yết, lưu ký một cấp, các chứng từ về lao động tiền lương, chứng từ về bán chứng khoán,...

Về hệ thống tài khoản kế toán: Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán đã qui định sẵn để xử lý và hệ thống hoá các thông tin kế toán còn cứng nhắc, phức tạp, rườm rà không thực tế, gây khó khăn trong quá trình triển khai công tác kế toán của các CTCK như: Một số tài khoản không thích hợp với loại hình CTCK như hàng tồn kho, hàng đang đi đường; một số tài khoản áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-

BTC cần cụ thể hơn đối với loại hình CTCK về nội dung, phương pháp hạch toán để đáp ứng yêu cầu các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như quốc tế như về các khoản góp vốn liên doanh, góp vốn vào công ty liên kết, các khoản đầu tư vào công ty con; hệ thống tài khoản còn sắp xếp chồng chéo, trùng lắp, nhiều tài khoản trung gian; hệ thống tài khoản còn thiếu tài khoản phản ánh đặc thù thanh toán chứng khoán như chứng khoán phái sinh, chứng khoán chờ thanh toán - chứng khoán đã bán, đã chuyển đi trong thời hạn T+3 hay T+4 chưa được thực hiện tại SGDCK,…

Về hình thức kế toán và sổ kế toán: Các CTCK chưa thống nhất áp dụng một hình thức kế toán tiên tiến, có nhiều thuận lợi trong điều kiện hiện đại hoá công tác kế toán; mẫu sổ kế toán qui định còn hình thức, cứng nhắc, trình tự ghi chép còn nặng về kế toán thủ công do vậy gây khó khăn khi vận dụng vào thực tế, đặc biệt khi triển khai thực hiện kế toán trên máy vi tính; một số sổ cần bổ sung, sửa đổi và hoàn chỉnh phù hợp với đặc thù hoạt động KDCK như Sổ nhật ký mua/bán chứng khoán chưa thanh toán, Sổ chi tiết cung cấp dịch vụ chưa thu tiền, Sổ chi tiết chứng khoán chờ thanh toán, Sổ chi tiết khoản cho vay hỗ trợ đầu tư chứng khoán,…

Về hệ thống báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo Thông tư số 95/TT-BTC, tuy nhiên cũng phát sinh những hạn chế như chưa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo yêu cầu của hệ thống chuẩn mực kế toán nhất là chuẩn mực về công cụ tài chính; về hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư vào công ty con; các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính còn nặng về doanh nghiệp sản xuất mà chưa phù hợp với doanh nghiệp tài chính - CTCK; một số chỉ tiêu về nội dung và phương pháp chưa thống nhất giữa công ty mẹ và công ty con như chỉ tiêu "Vốn cổ phần của cổ đông thiểu số" hay "Lợi thế thương mại" trên Bảng cân đối kế toán của công ty con và Bảng cân đối kế toán hợp nhất,…; còn nhiều nội dung mâu thuẫn giữa yêu và nguyên tắc kế toán về tính nhất quán, trung thực, đầy đủ, kịp thời, so sánh được về các khoản điều chỉnh vào cuối năm như các khoản dự phòng, khoản lãi lỗ liên doanh liên kết, sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC.

Về công tác kiểm tra kế toán: Bộ phận kế toán công ty chưa có qui định cụ thể đối với nhân viên kế toán về kiểm tra, kiểm tra điều kiện, kiểm tra chéo, đối chiếu số liệu trước khi hạch toán ghi sổ kế toán; chưa tổ chức công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra thực hiện qui trình theo từng nội dung kế toán trong công ty dẫn đến

những sai sót kỹ thuật khi có thanh tra của UBCKNN kiểm tra tính tuân thủ các qui định tài chính đối với CTCK và công ty bị phạt theo qui định của pháp luật.

Về tổ chức công tác kế toán quản trị: Các CTCK chưa tổ chức công tác kế toán quản trị theo đúng vai trò, chức năng của nó để phục vụ cho các nhà quản trị ra các quyết định kinh tế ngắn hạn. Việc thực hiện công tác kế toán quản trị mới chỉ thực hiện trên cơ sở thông tin kế toán chi tiết mà chưa sử dụng thông tin kế hoạch, dự toán, dự báo, thông tin nghiệp vụ khác để phân tích đánh giá, dự đoán tiềm tàng cho tương lai phục vụ công tác quản trị. Hiện nay, KTQT các công ty chủ yếu sử dụng chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán thuộc KTTC và được cụ thể chi tiết hơn do đó hạn chế tính chất tư vấn của thông tin kế toán quản trị cung cấp.

Về ứng dụng phần mềm kế toán: Các CTCK ứng dụng phần mềm kế toán chưa thống nhất mẫu chứng từ trên máy, thiếu tính linh hoạt và tổ chức luân chuyển chứng từ khác nhau; công tác mã hóa đối tượng quản lý, tài khoản kế toán không thống nhất; tổ chức nhập liệu, xem, in và lưu trữ sổ kế toán chưa theo nguyên tắc thống nhất; lập Báo cáo kế toán còn kết hợp với hình thức thủ công, báo cáo KTQT chưa đáp ứng mục tiêu phân tích và ra quyết định, báo cáo xử lý tình huống quản trị.

Tóm lại, Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế tổ chức công tác kế toán ở CTCK

Việt Nam và khái quát những nội dung cơ bản cả lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán; phân tích, đánh giá về tổ chức công tác kế toán của các CTCK, qua đó rút ra những kết luận về ưu, nhược điểm.Đồng thời, nêu bật sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế độ kế toán áp dụng đối với CTCK ban hành theo Thông tư số 95/2008/TT-BTC, đặc biệt là về tổ chức KTQT trong các CTCK.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w