Nội dung hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán và hình thức tổ chức công tác kế toán trong các CTCK

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 183 - 188)

c) Xây dựng tiêu chuẩn nội bộ và hệ thống báo cáo lợi nhuận CTCK

3.3.2.5. Nội dung hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán và hình thức tổ chức công tác kế toán trong các CTCK

công tác kế toán trong các CTCK

Bộ máy kế toán ở CTCK là tập thể nhân viên kế toán cùng cộng tác để thực hiện toàn bộ công tác kế toán và công tác tài chính tại công ty. Việc tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, khoa học, hoạt động hiệu quả là yêu cầu quan trọng nhằm đạt mục tiêu cung cấp thông tin kế toán được kịp thời, đầy đủ, chính xác, khách quan và hữu ích cho các đối tượng cần sử dụng. Xuất phát từ thực tế các CTCK và những nghiên cứu về lý luận tổ chức bộ máy kế toán tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

Kiến nghị 01: Mô hình kế toán quản trị đối với các CTCK có qui mô lớn

Cơ sở về lý luận: Từ thực tế công tác kế toán các nước trên thế giới, tổ chức

công tác kế toán Việt Nam trong những năm qua đã đúc kết thành lý luận chung về tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng; nó có phạm vị, đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng; KTQT đã được qui định trong hệ thống pháp luật về kế toán như Luật Kế toán Việt Nam và được qui định cụ thể hoá theo thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cơ sở về thực tiễn: Từ sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh

thành Tập đoàn, Tổng công ty hoặc công ty lớn có nhiều công ty con là một tất yếu. Hơn nữa, khi đó nhu cầu về thông tin của nhà quản trị càng trở nên khẩn thiết nhất là thông tin kế toán quản trị trong các quyết định kinh doanh ngắn hạn, quyết định các phương án đầu tư kinh doanh, đặc biệt đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, tăng lợi nhuận cho công ty, tăng trưởng ổn định và bền vững thì nhất thiết phải xây dựng mô hình KTQT khoa học, hợp lý và hiệu quả.

Xây dựng và áp dụng mô hình KTQT trong CTCK lớn theo các bước sau: Một là, xác định qui trình hoạt động và nền tảng quản trị hoạt động: Từ việc xây dựng nền tảng quản trị hoạt động để xác định phương thức quản trị và hệ thống trách nhiệm trong nội bộ công ty làm cơ sở xây dựng các nội dung kế toán quản trị và xác lập các bộ phận nhân sự thực hiện thích hợp. Với điều kiện công ty có qui mô lớn, nhiều nghiệp vụ kinh doanh có khối lượng lớn và do đó nội dung kế toán quản trị được xây dựng đầy đủ như xây dựng hệ thống thông tin nội bộ về chi phí, giá vốn, doanh thu, lợi nhuận; xây dựng thông tin định hướng hoạt động kinh doanh ngắn hạn và dài hạn; xây dựng thông tin về kết quả và những nguyên nhân biến động kết quả kinh doanh; xây dựng thông tin chứng minh các quyết định quản trị,… Và theo mô hình này thì các bộ phận kế toán quản trị được chia thành hai cấp: Một cấp cao nhất trực thuộc tổng giám đốc (giám đốc) thực hiện nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn nội bộ, xây dựng các báo cáo quản trị cho các bộ phận thực hiện, thu nhận và xử lý thông tin ở cấp cao nhất; Một cấp trực thuộc giám đốc các bộ phận thực hiện các chức năng quản trị bộ phận như xây dựng dự toán hoạt động, đo lường kết quả kinh doanh bộ phận, lập các báo cáo quản trị bộ phận,v.v…

Hai là, lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị: Từ các nội dung KTQT được xây dựng, kế toán thiết lập cụ thể cơ chế vận hành các nội dung KTQT đó để lập hệ thống báo cáo KTQT. Các CTCK có qui mô lớn tuỳ thuộc vào nền tảng hoạt động, qui trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, nền tảng quản trị hoạt động các nghiệp vụ KDCK mà có thể linh hoạt xác lập cơ chế vận hành các nội dung tương ứng với những báo cáo theo những phương thức quản trị công ty khác nhau.

Ba là, xây dựng các bộ phận nhân sự thực hiện kế toán quản trị: Bộ máy kế toán

phải được tổ chức trên cơ sở nội dung KTQT và tiến tới phù hợp với sự vận hành các nội dung đó. Bộ phận xây dựng hoặc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn nội bộ và tiêu thức nhận biết về chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Bộ phận này chỉ tổ chức thành một bộ phận duy nhất ở bộ phận kế toán cấp cao nhất và có quan hệ gần thất với nhà quản trị cấp cao

nhất là Tổng giám đốc công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Các bộ phận xây dựng thông tin định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty, xây dựng thông tin kết quả hoạt động kinh doanh; xây dựng thông tin về kết quả và những nguyên nhân biến động kết quả kinh doanh; thông tin chứng minh các quyết định quản trị được xây dựng linh hoạt theo từng bộ phận ở cấp quản trị bộ phận trong công ty. Tổ chức bộ máy kế toán vận hành kế toán quản trị trong các CTCK có qui mô lớn, địa bàn rộng và thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh trên TTCK thể hiện trong Sơ đồ 3.1:

Kiến nghị 02: Mô hình KTQT đối với các CTCK qui mô nhỏ và vừa:

Cơ sở về lý luận: KTQT là một bộ phận của công tác kế toán, có phạm vị, đối

tượng và phương pháp nghiên cứu riêng; KTQT đã được qui định trong Luật Kế toán Việt Nam, được qui định cụ thể hoá theo thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài

Bộ phận kế toán quản trị (Phó phòng kế toán) Phòng kế toán (Kế toán trưởng) Bộ phận kế toán tài chính (Phó phòng kế toán) Bộ phận kế toán quản trị (Trực thuộc Tổng giám đốc)

* Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu thức nhận biết nội bộ

* Xây dựng tiêu chuẩn báo cáo nội bộ Nhóm nhân viên xây dựng dự toán hoạt động Báo cáo dự toán Nhóm nhân viên phân tích biến động kết quả kinh doanh Báo cáo biến

động Nhóm nhân viên đo lường kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo biến

động

Nhóm nhân viên phân tích các quyết

định quản trị Báo cáo phân

tích Bộ phận kế toán quản trị

ở các bộ phận

Sơ đồ 3.1: Mô hình bộ máy kế toán quản trị trong CTCK qui mô lớn

chính; KTQT do công ty tự xây dựng phục vụ cho công tác quản lý của bản thân công ty, nhà nước không bắt buộc các CTCK phải tổ chức thực hiện KTQT.

Cơ sở về thực tiễn: Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường có sự cạnh

tranh gay gắt giữa các CTCK trong và ngoài nước và xu hướng tất yếu dẫn tới hình thành những CTCK chuyên môn hoá chỉ chuyên thực hiện một nghiệp vụ KDCK theo qui định của pháp luật. Khi đó, nhu cầu về thông tin của nhà quản trị càng trở nên cần thiết nhất là thông tin KTQT trong việc ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn, quyết định các phương án kinh doanh nhằm mở rộng thị phần khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững thì nhất thiết phải xây dựng mô hình bộ máy KTQT phù hợp, khoa học, hợp lý và hiệu quả.

Xây dựng và áp dụng mô hình bộ máy KTQT trong các CTCK nhỏ và vừa theo các bước sau:

Một là, xác định qui trình hoạt động và nền tảng quản trị hoạt động: Từ việc xây dựng nền tảng quản trị hoạt động để xác định phương thức quản trị và hệ thống trách nhiệm trong nội bộ làm cơ sở xây dựng nội dung KTQT và xác lập các bộ phận nhân sự thực hiện thích hợp. Những CTCK có qui mô nhỏ và vừa không đủ điều kiện kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản trị để tạo nên những tiêu thức và nhận diện mới về chi phí, doanh thu, lợi nhuận khác với những qui định trong chuẩn mực kế toán và do qui mô nhỏ và vừa nên công ty chỉ cần xây dựng một cấp quản trị công ty. Vì vậy, công ty không cần thiết xây dựng đầy đủ các nội dung của KTQT mà chỉ nên tập trung vào những nội dung để cung cấp thông tin thực hiện các chức năng quản trị.

Hai là, xác lập nội dung kế toán quản trị: Những CTCK có qui mô nhỏ và vừa

có cơ chế vận hành các nội dung KTQT gắn liền với tổ chức qui trình thu nhận thông tin lập báo cáo KTQT theo từng công đoạn, từng trung tâm trách nhiệm của từng nghiệp vụ kinh doanh trên cơ sở những tiêu chuẩn, tiêu thức nhận biết chi phí, doanh thu, lợi nhuận trong chế độ kế toán chung phù hợp với đặc điểm của công ty. Những nội dung KTQT được xây dựng từ khi lập kế hoạch, dự toán, báo cáo thực hiện và báo cáo phân tích các đối tượng phục vụ cho việc ra quyết định kinh tế của nhà quản trị.

Ba là, xây dựng các bộ phận nhân sự thực hiện KTQT: Theo mô hình này bộ

phận nhân sự thực hiện KTQT gồm 2 bộ phận: (1) Bộ phận gắn liền với việc xây dựng thông tin định hướng hoạt động kinh doanh, xây dựng thông tin kết quả hoạt động kinh doanh, xây dựng thông tin biến động kết quả và những nguyên nhân ánh hưởng đến kết

quả kinh doanh; (2) Bộ phận gắn liền với xây dựng thông tin chứng minh các quyết định quản trị. Các bộ phận KTQT cũng có thể kết hợp với bộ phận KTTC một cách linh hoạt trong khai thác thông tin, mô hình được thể hiện trong Sơ đồ 3.2.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 183 - 188)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w