Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 126 - 129)

4. Hệ thống báo cáo kế toán

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan của bản thân CTCK có nhiều nguyên nhân từ gián tiếp đến trực tiếp, từ tổ chức quản lý đến triển khai thực hiện, từ lãnh đạo công ty đến nhân viên, xong có thể trình bày khái quát một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, hoạt động của các CTCK chưa phát triển do qui mô vốn còn thấp; chủ yếu là các CTCK nhỏ với số vốn dưới 300 tỷ với 69 công ty (65,7%) và chưa đủ vốn pháp định để thực hiện đủ các nghiệp vụ KDCK, chỉ có 6 công ty (5,7%) có số vốn trên 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, qui mô vốn thấp chỉ là nguyên nhân gián tiếp, còn chủ yếu là chưa có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các công ty đến công tác kế toán nhất là bộ máy kế toán; đa số các CTCK mới thành lập chủ yếu tập trung vào hoạt động kinh doanh mà chưa đầu tư cho công tác kiểm tra giám sát, hệ thống công nghệ thông tin, công tác hạch toán kế toán nhất là KTQT phục vụ nhà quản lý.

Hai là, trình độ và năng lực quản trị còn yếu, khả năng kiểm soát rủi ro chưa cao nhất là trong lĩnh vực quản lý tài sản tài chính, nợ tài chính và chứng khoán phái sinh. Nhìn chung, các nhà quản trị của các CTCK chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, quản lý rủi ro, quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Đối với nhân viên kế toán mới chỉ đáp ứng về thực hiện nhiệm vụ hạch toán đơn thuần còn thiếu năng lực tư duy tài chính, tư duy quản trị, tư duy liên kết với thông tin các bộ phận khác để tư vấn cho lãnh đạo bộ phận kế toán và các nhà quản lý công ty. Việc đào tạo nhân viên CTCK nói chung, nhân viên kế toán nói riêng chưa gắn kết với thực tế hoạt động KDCK; do đó các nhân viên phải có thời gian để làm quen và học hỏi kinh nghiệm dẫn đến tính chuyên nghiệp chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin cung cấp cho các đối tượng.

Ba là, tổ chức bộ máy kế toán chưa hợp lý về cơ cấu. Việc sắp xếp, bố trí nhân viên kế toán chưa khoa học, chưa đúng người đúng việc. Công việc kế toán chủ yếu do một vài nhân viên thực hiện, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các nhân viên kế toán trong bộ phận kế toán và với các bộ phận khác để đối chiếu, kiểm tra chéo thông tin. Đối với các CTCK thuộc công ty mẹ (Ngân hàng, Tổng công ty, Tập đoàn) bên cạnh sự trợ giúp của công ty mẹ thì sự kiểm soát, chi phối của cơ quan chủ sở hữu phần nào làm hạn chế sự năng động sáng tạo, mạnh dạn trong hoạt động kinh doanh và công tác quản lý của CTCK. Chẳng hạn, chi phối về chính sách kế toán,

người đứng đầu bộ máy kế toán, gây sức ép lên nhân viên kế toán,… qua đó tạo ra sức ỳ trong hoạt động nghiệp vụ của từng nhân viên đến cả bộ máy kế toán. Giữa các CTCK chưa có sự chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, về thông tin trong việc sử dụng các chính sách kế toán, sử dụng công cụ kế toán trong công tác quản lý, về tổ chức công tác kế toán để có sự thống nhất trong toàn hệ thống, giúp cho việc đánh giá, phân tích và so sánh được thuận tiện và chính xác phục vụ cho công tác quản lý, điều chỉnh của từng công ty cũng như toàn ngành.

Bốn là, các CTCK chưa quan tâm đến xây dựng qui trình hạch toán, luân chuyển chứng từ cho từng nghiệp vụ kinh doanh như qui trình luân chuyển chứng từ về nghiệp vụ môi giới chứng khoán, nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành,…; qui định tiêu thức, điều kiện cho việc ghi nhận ban đầu các chứng từ và thông tin kế toán. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tính thống nhất, chuyên nghiệp trong tổ chức công tác kế toán chưa cao; ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin đầu vào của kế toán, tổ chức thu nhận, xử lý và hệ thống hoá thông tin của kế toán; dẫn đến công cụ kế toán không phát huy hết được vai trò và chức năng trong công tác quản lý tài chính của các CTCK.

Năm là, đa số CTCK chưa có hướng dẫn kế toán đối với từng bộ phận, từng nhân viên kế toán. Kế toán phải thường xuyên cập nhật những chính sách, chế độ của Nhà nước về tài chính - kế toán để thực hiện hạch toán, kiểm tra, giám sát tài chính chặt chẽ đúng chế độ hiện hành. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên kế toán, hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ hạch toán từng nhân viên trong từng bộ phận từ sử dụng chứng từ, tổ chức phân loại chứng từ, tổng hợp và báo cáo sơ bộ về đối tượng kế toán quản lý đảm bảo quản lý tốt tài sản, hạch toán đúng đối tượng, thuận lợi cho việc tự kiểm tra và tổ chức kiểm tra giám sát.

Sáu là, hầu hết các CTCK chưa quan tâm đến tổ chức công tác kế toán quản trị. Do đa số các CTCK mới thành lập từ năm 2006 đến nay nên chủ yếu mới quan tâm thực hiện cho đúng KTTC theo qui định của Nhà nước phục vụ cho việc công bố thông tin theo qui định của Bộ Tài chính và UBCKNN, còn tổ chức công tác kế toán quản trị chưa được thực hiện. Đây là nguyên nhân dẫn đến chức năng cung cấp thông

tin phục vụ quản trị công ty bị hạn chế, không đầy đủ, không kịp thời; kế toán chưa tư vấn đầy đủ về phương án sử dụng vốn, sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả.

Tóm lại, những nguyên nhân chủ quan từ bản thân các CTCK của những tồn tại trong tổ chức công tác kế toán chủ yếu do công tác tổ chức vận dụng hệ thống pháp luật kế toán hiện hành như các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán CTCK và các văn bản hướng dẫn; tổ chức bộ máy kế toán trong điều kiện cụ thể của từng CTCK với từng giai đoạn phát triển nhất định (mới thành lập, phát triển và suy thoái) và năng lực, trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán. Đây là những nguyên nhân quan trọng, quyết định đến tính khoa học và hợp lý của tổ chức công tác kế toán trong các CTCK; quyết định chất lượng của thông tin kế toán cung cấp.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w