Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 129 - 132)

4. Hệ thống báo cáo kế toán

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Ngoài những nguyên nhân chủ quan do các CTCK đã trình bày còn có nguyên nhân khách quan tác động đến tổ chức công tác kế toán trong các CTCK Việt Nam:

Một là, hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động của CTCK chưa cao nhất là về chế độ kế toán áp dụng đối với CTCK. Các văn bản pháp luật giữa các ngành, lĩnh vực liên quan như Thuế, Ngân hàng, Tài chính tác động không nhỏ đến sự phát triển của TTCK và do đó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến CTCK, điều này làm hạn chế khả năng mở rộng hoạt động của các CTCK. Đối với chế độ kế toán áp dụng cho CTCK còn tập trung cứng nhắc, chắp vá, vừa thiếu vừa thừa, chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất và cụ thể bằng các số liệu ví dụ cụ thể về các vấn đề nảy sinh khi thực hiện chuyển sang áp dụng chế độ kế toán mới; chưa có văn bản hướng dẫn các CTCK vận dụng những văn bản đã ban hành về kế toán, tài chính đặc biệt là với những nghiệp vụ mới.

Hai là, tồn tại hai Sở giao dịch chứng khoán (Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh và Sở GDCK Hà Nội) và giao dịch UPCOM - thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết. Sự tồn tại nhiều Sở giao dịch chứng khoán ảnh hưởng lớn đến tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung và tổ chức công tác kế toán nói riêng gây nhiều lãng phí trong đầu tư cơ sở vật chất, bố trí nhân viên thực hiện giao dịch và hạch toán. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam còn thiếu một thị trường giao

dịch các công cụ phái sinh hoặc có thể qui định trình tự, thủ tục, điều kiện để thực hiện các nghiệp vụ giao dịch chứng khoán phái sinh tại các SGDCK.

Ba là, các CTCK tự vận dụng chế độ kế toán và các qui định hiện hành về kế toán của Nhà nước dẫn đến sự không thống nhất về hình thức kế toán, phương pháp tính giá các loại tài sản và chứng khoán; chế độ báo cáo và công bố thông tin; hệ thống các chỉ số tài chính và quản lý đảm bảo an toàn tài chính đối với các CTCK,…làm hạn chế tính kịp thời, đầy đủ, tính minh bạch, tính so sánh cũng như việc đánh giá CTCK.

Bốn là, TTCK phát triển chưa ổn định, qui mô thị trường còn nhỏ, hiệu quả thấp; tính minh bạch của thông tin thị trường còn thấp nên tác động đến hiệu quả hoạt động của CTCK chưa cao; thể hiện ở các chính sách kinh tế vĩ mô chưa đảm bảo đủ xúc tác cho TTCK phát triển như chính sách cổ phần hoá tạo hàng hoá cho TTCK; chính sách về ngân hàng, tài chính tiền tệ, lãi suất; các loại thuế trong lĩnh vực chứng khoán, chính sách hỗ trợ, qui định về thu phí đối với các hoạt động KDCK,…

Năm là, các nhà đầu tư chưa nhận thức đầy đủ được lợi ích từ dịch vụ CTCK cung cấp. Kiến thức, tâm lý và sự hiểu biết của nhà đầu tư về đầu tư chứng khoán chưa cao; do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ CTCK cung cấp còn thấp đẫn đến việc tổ chức quản lý tài khoản và tài sản của nhà đầu tư tại các CTCK còn khiêm tốn. Hơn nữa, giữa các CTCK không có sự phối hợp, trao đổi thông tin lẫn nhau tạo nên sự gắn kết, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh cũng như trong công tác quản lý, nâng cao uy tín cả hệ thống đặc biệt là trong tổ chức công tác kế toán.

Sáu là, công tác quản lý, giám sát CTCK còn nhiều hạn chế. Hệ thống chỉ tiêu giám sát bảo đảm an toàn tài chính đối với CTCK mới chỉ tập trung khống chế hệ số đòn bẩy, không đề cập đến mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các CTCK (rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro nghiệp vụ,…). Các qui định về tổ chức và hoạt động của CTCK chưa rõ ràng, đầy đủ khiến cho các CTCK cung cấp nhiều dịch vụ, sản phẩm tiềm ẩn rủi ro cao trong khi năng lực quản trị rủi ro còn yếu; thể hiện tính không chuyên nghiệp từ phía các CTCK, nhưng phần lớn là do năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi của cơ quan nhà nước bị hạn chế.

Tóm lại, những nguyên nhân khách quan của nội dung còn tồn tại trong tổ chức công tác kế toán CTCK Việt Nam hiện nay chủ yếu từ đường lối chính sách

phát triển kinh tế nói chung, TTCK nói riêng và cơ chế giám sát TTCK và CTCK được thể hiện bởi tính thống nhất, kịp thời, đầy đủ trong các qui định, chế độ chính sách liên quan nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh chứng khoán và công tác quản lý, công tác kế toán CTCK. Đây là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến từng nội dung của tổ chức công tác kế toán trong các CTCK, quyết định đến tính thống nhất và so sánh được của thông tin kế toán cung cấp giữa các CTCK.

Kết luận chương 02: Nội dung chương 02 của luận án đánh giá tổng quát vị trí, vai

trò và thực trạng hoạt động kinh doanh của các CTCK Việt Nam những năm qua; phân tích rõ những đặc điểm hoạt động KDCK ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán theo khung pháp lý qua từng thời kỳ. Luận án đi sâu nghiên cứu, phân tích và đánh giá đúng thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các CTCK Việt Nam. Từ đó, rút ra những ưu điểm và những tồn tại trong tổ chức công tác kế toán của CTCK hiện nay; tập trung phân tích, đánh giá những tồn tại của chế độ kế toán và thực tế triển khai của các CTCK theo từng nội dung tổ chức công tác kế toán làm cơ sở thực tiễn cho các đề xuất hoàn thiện tổ chức công tác kế toán các CTCK ở chương 03.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 129 - 132)