Nội dung hoàn thiện hệ thống sổ kế toán để hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 166 - 169)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.3.2.3. Nội dung hoàn thiện hệ thống sổ kế toán để hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán

thông tin kế toán

Hệ thống sổ kế toán các CTCK đang áp dụng theo Thông tư số 95/2008/TT- BTC ngày 24/10/2008. Tuy nhiên, từ thực tế vận dụng hệ thống sổ kế toán và yêu cầu

của công tác quản lý, cùng những loại tài sản tài chính, công cụ tài chính phái sinh và những nghiệp vụ mới phát sinh trên TTCK đòi hỏi các nhà quản lý và bản thân CTCK phải sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống sổ kế toán nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sử dụng thông tin của khách hàng, nhà quản lý CTCK và Nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tình hình thực tế vận dụng hệ thống sổ kế toán trong các CTCK hiện nay, có thể khái quát đưa ra một số kiến nghị như sau:

Kiến nghị 01: Qui định chung về hình thức kế toán và sổ kế toán

Về mặt lý luận, sổ kế toán được thể hiện thành các cột và các dòng trên những

bảng nhất định để phản ánh chi tiết hoặc tổng hợp về một đối tượng kế toán cần theo dõi, phản ánh, hệ thống hoá trong một thời gian nhất định, nhằm cung cấp thông tin cần thiết, có hệ thống trong thời gian đó cho nhà quản trị và quản lý công ty, từ đó có những quyết định điều chỉnh kịp thời đối với từng đối tượng kế toán.

Về mặt thực tế, các CTCK hiện nay vận dụng nhiều hình thức kế toán khác

nhau như hình thức kế toán máy, hình thức nhật ký chung, hình thức chứng từ ghi sổ; do đó sự vận dụng các loại sổ kế toán và qui trình, phương pháp ghi sổ giữa các CTCK cũng khác nhau gây khó khăn cho quá trình kiểm tra, đánh giá và hệ thống hoá của các cơ quan quản lý nhà nước để điều chỉnh hoạt động của TTCK. Hơn nữa, thực tế hiện nay đã phát sinh những đối tượng mới cần quản lý như tài sản tài chính, tài sản vốn, nợ phải trả tài chính và các loại công cụ tài chính phái sinh.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn vận dụng hệ thống sổ kế toán trong các CTCK có thể qui định chung về hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán như sau:

Một là, về hình thức kế toán: Qui định thống nhất chỉ sử dụng một hình thức

kế toán là hình thức Nhật ký chung cho tất cả các CTCK dù công ty có áp dụng phần mềm kế toán hay làm kế toán thủ công hoặc áp dụng từng phần kế toán máy.

Hai là, về hệ thống sổ kế toán: Bộ Tài chính chỉ nên chú trọng đến bản chất các chỉ tiêu kinh tế tài chính; qui định bắt buộc về nội dung các chỉ tiêu trên sổ kế toán, những số kế toán cơ bản; thời điểm khoá sổ, phương pháp và qui trình ghi sổ; còn về hình thức sổ kế toán (các cột, các dòng hoặc có thể tách từng phần một sổ kế toán) chỉ qui định có tính chất hướng dẫn để các CTCK tự vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm từng công ty và công tác kế toán trên máy vi tính.

Kiến nghị 02: Sửa đổi, bổ sung một số sổ kế toán

Một là, các sổ kế toán không cần dùng: Trong các CTCK ngoại trừ trường

hợp tự sửa chữa TSCĐ, tự tổ chức hoạt động xây dựng cơ bản, còn nhìn chung không phát sinh các nghiệp vụ nhập, xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; hơn nữa các công ty cũng không tổ chức kho để lưu trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, do đó có thể bỏ các sổ kế toán không phù hợp như Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ - mẫu số S10-DN; Thẻ kho (Sổ kho) - mẫu số S12-DN theo Thông tư số 95/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Hai là, Bổ sung sổ chi tiết chứng khoán chờ thanh toán/chờ giao dịch: Hiện nay, trong hoạt động của các CTCK đã phát sinh những nghiệp vụ về bán hoặc chuyển chứng khoán đi (đã được khớp lệnh mua, bán) nhưng chưa được thực hiện tại SGDCK. Kế toán CTCK vẫn phải theo dõi đến khi hoàn thành các thủ tục thanh toán theo qui trình T + 3; đồng thời cũng có những loại chứng khoán đang trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục giao dịch để được giao dịch trên TTCK theo qui định. Do đó, nhân viên kế toán ngoài theo dõi, phản ánh trên tài khoản 0125 - Chứng khoán chờ thanh toán và tài khoản 0127 - Chứng khoán chờ giao dịch cần thiết sử dụng các sổ kế toán để hệ thống hoá, xử lý và tổng hợp, phân loại chứng khoán chờ thanh toán/chờ giao dịch theo từng loại, từng đợt giao dịch khớp lệnh như Bảng 3.5.

Phương pháp lập một số chỉ tiêu cơ bản:

- Số dư đầu tháng (SDĐT): Căn cứ vào số dư cuối tháng trước để ghi theo chỉ tiêu số lượng (SL) và giá trị theo mệnh giá (GT).

- Số phát sinh trong tháng (PSTT): Căn cứ vào các chứng từ mua bán, giao dịch chứng khoán như lệnh mua, bán chứng khoán; phiếu xuất/nhập chứng khoán và qui trình thanh toán đang áp dụng để ghi chỉ tiêu phát sinh trong tháng theo cả chỉ tiêu số lượng và mệnh giá cho từng loại chứng khoán chờ thanh toán/chờ giao dịch và chứng khoán đã thanh toán/đã được giao dịch phát sinh.

- Số dư cuối tháng (SDCT: Xác định bằng SDĐT + CK chờ thanh toán/chờ giao dịch tăng - CK chờ thanh toán/chờ giao dịch đã được thanh toán/giao dịch). Mẫu sổ có thể do các CTCK xây dựng phù hợp với phần mềm kế toán hoặc đặc điểm và trình độ của nhân viên kế toán trong công ty, có thể xây dựng mẫu sổ chi tiết chứng khoán chờ thanh toán/chờ giao dịch.

Bảng số 3.5

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 166 - 169)