Thực trạng về chế độ kế toán công ty chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 76 - 80)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng về chế độ kế toán công ty chứng khoán Việt Nam

Ở Việt Nam Nhà nước quản lý thống nhất nền kinh tế quốc dân và kế toán, nhằm đảm bảo kế toán là công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả; góp phần quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh tế tài chính trong toàn bộ nền kinh tế; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáng tin cậy thì đòi hỏi các nội dung của kế toán phải mang tính pháp lý cao, hay nội dung của tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp phải được Luật hoá bằng các văn bản pháp luật về kế toán. Hệ thống pháp luật về kế toán chính là hệ thống các văn bản pháp luật về kế toán do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh và thống nhất hoá toàn bộ hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, hệ thống pháp luật về kế toán Việt Nam được thể chế hoá theo ba mức độ về mặt pháp lý như sau:

Mức độ 1: Luật Kế toán và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Mức độ 2: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Mức độ 3: Chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn về kế toán cụ thể

Hệ thống văn bản pháp luật

Thẩm quyền

ban hành Mức độ pháp lý

Luật Kế toán Quốc hội Qui định về kế toán được Luật hoá

Các nghị định hướng dẫn Luật Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật

Hệ thống chuẩn mực kế toán Bộ Tài chính Các qui định chuẩn mực về kế toán Chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn về kế toán Bộ Tài chính, các Bộ, ngành tương đương

Qui định cụ thể về kế toán cho doanh nghiệp nói chung và từng ngành, lĩnh vực cụ thể CTCK là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực KDCK vừa có những điểm chung của các doanh nghiệp vừa có những điểm khác biệt. Vì vậy, CTCK hoạt động theo các qui định chung giống các loại hình doanh nghiệp khác ở nước ta như Luật doanh nghiệp; các Luật thuế; Luật Kế toán, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam; các chế độ, chính sách về kinh tế tài chính hiện hành,… Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng của lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà CTCK có những qui định riêng về tổ chức công tác kế toán; có sự vận dụng nhất định các chuẩn mực kế toán Việt Nam cho phù hợp; có chế độ kế toán riêng, cụ thể như sau:

Thực tế ở Việt Nam, từ trước khi TTCK bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2000 thì tháng 6/2000 Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán thống nhất cho loại hình CTCK đó là Quyết định số 99/2000/QĐ-BTC ngày 13 tháng 06 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán CTCK có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2000. Chế độ kế toán này áp dụng cho tất cả các CTCK hoạt động tại Việt Nam bao gồm các nội dung: Chế độ chứng từ kế toán; hệ thống tài khoản kế toán và giải thích nội dung, kết cấu, phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán; chế độ sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính. Chế độ kế toán CTCK theo Quyết định 99/2000/QĐ-BTC được các CTCK Việt Nam vận dụng đến hết năm 2008.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK, sự tăng nhanh chóng của các công ty niêm yết trên TTCK; các CTCK cũng ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, qui mô và chất lượng các dịch vụ cung cấp được hoàn thiện từng bước; các loại nghiệp vụ kinh doanh được đổi mới và hiện đại; các công cụ tài chính ngày càng

phong phú, đa dạng. Do đó, chế độ kế toán theo Quyết định số 99/2000/QĐ-BTC không còn đáp ứng được yêu cầu về hạch toán kế toán và cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng trong điều kiện mới. Vì vậy, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ký nhằm hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số tài khoản và phương pháp ghi chép tài khoản kế toán; mẫu báo cáo tài chính, giải thích nội dung, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính; chứng từ và sổ kế toán CTCK. Những nội dung kế toán không được hướng dẫn trong Thông tư này, CTCK thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tư này và Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC thay thế cho Quyết định số 99/2000/QĐ-BTC ngày 13/06/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nội dung chủ yếu của Thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:

Mục I - Những qui định chung: Đối tượng áp dụng là các CTCK, hướng dẫn

sửa đổi, bổ sung về tài khoản và phương pháp ghi vào tài khoản, sổ kế toán; mẫu báo cáo tài chính, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán.

Mục II - Hệ thống tài khoản kế toán: Qui định hệ thống tài khoản kế toán áp

dụng đối với CTCK thực hiện theo qui định tại Quyết định số 15/QĐ-BTC và có sửa đổi bổ sung một số tài khoản cho phù hợp với đặc điểm của CTCK (danh mục hệ thống tài khoản kế toán được thể hiện ở phụ lục số 02).

- Đổi tên 06 tài khoản (04 tài khoản trong bảng, 02 tài khoản ngoài bảng) - Bổ sung 17 tài khoản (12 tài khoản trong bảng, 05 tài khoản ngoài bảng CĐKT) Trong Thông tư 95/TT-BTC có hướng dẫn kết cấu tài khoản, nội dung phản ánh và trình tự kế toán chủ yếu đối với các tài khoản mới bổ sung để CTCK thực hiện.

- Không sử dụng 22 tài khoản so với Quyết định số 15/QĐ-BTC.

Mục III - Báo cáo tài chính: Bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài

chính giữa niên độ (dạng đầy đủ), hướng dẫn chi tiết cơ sở lập, nội dung và phương pháp lập các báo cáo tài chính đối với CTCK. Việc lập, trình bày báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Mục IV - Chế độ chứng từ kế toán: Chế độ chứng từ kế toán áp dụng đối với

CTCK thực hiện theo Luật Kế toán và chế độ chứng từ kế toán theo Quyết định số 15/QĐ-BTC có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của loại hình CTCK.

Mục V - Chế độ sổ kế toán: Chế độ sổ kế toán áp dụng đối với CTCK thực

hiện theo Luật Kế toán và chế độ sổ kế toán theo Quyết định số 15/QĐ-BTC có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của loại hình CTCK. CTCK có thể lựa chọn, vận dụng một trong hai hình thức sổ kế toán: Hình thức nhật ký chung và hình thức kế toán trên máy vi tính để thực hiện ghi sổ kế toán của công ty.

Mục VI - Tổ chức thực hiện: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết

định 15/QĐ-BTC và Thông tư này thay thế cho Quyết định số 99/QĐ-BTC ngày 13 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán CTCK.

Trong quá trình thực hiện chế độ kế toán CTCK theo Thông tư 95 và chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15 đã có những hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cho ngày càng phù hợp với thực tế của nền kinh tế. Thông tư số 162/2010/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 20/10/2010 về hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư 95 ngày 24/10/2008 về hướng dẫn kế toán áp dụng đối với CTCK trên một số nội dung sau: Đổi số hiệu tài khoản 353 thành 359 – Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư. Sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán như sửa đổi cơ sở số liệu lập các chỉ tiêu thuộc Mã số 112, Mã số 311, Mã số 334, Mã số 339 và 359, Mã số 313, sửa đổi Mã số 328 thành Mã số 319, sửa đổi Mã số 430 thành Mã số 323; bổ sung các chỉ tiêu “Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ” – Mã số 157 và Mã số 327, chỉ tiêu “Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn” – Mã số 328 và chỉ tiêu “Doanh thu chưa thực hiện dài hạn” – Mã số 338, chỉ tiêu “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” – Mã số 339. Sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ như tiền thu bán trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua, bán lại (Repo) được phản ánh vào chỉ tiêu “Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận trước” – Mã số 33, tiền thanh toán mua/mua lại trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua, bán lại (Repo) được phản ánh vào chỉ tiêu “Tiền chi trả nợ gốc vay” – Mã số 34. Sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu của Bản thuyết minh Báo cáo tài chính như điểm 01 Mục V – Tiền và tương đương tiền; điểm 04 Mục V – Tình hình đầu tư tài chính; điểm 13 Mục V – Vay ngăn hạn; hủy bỏ nội dung điểm 16 Mục V – Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu; điểm 15 Mục V – Vay và nợ dài hạn; điểm 17 Mục V – Các khoản phải trả hoạt động giao

dịch chứng khoán; điểm 18 Mục V – Tình hình trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi; bổ sung Mục VIII – Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu; sửa đổi Mục VIII thành Mục IX – Những thông tin khác.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 76 - 80)