Những giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 144 - 149)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.3.1.2. Những giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán

trong các công ty chứng khoán

Tổ chức công tác kế toán là sự thiết lập, xác định mối quan hệ biện chứng qua lại giữa nội dung kế toán; phương pháp kế toán; bộ máy kế toán và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ thích ứng, nhằm phát huy tối đa các chức năng của kế toán. Việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của tổ chức công tác kế toán trong các CTCK chính là những giải pháp để đạt được mối liên hệ chặt chẽ theo một trật tự khoa học giữa các yếu tố quyết định bản chất, chức năng của kế toán, cụ thể như sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế toán CTCK: Hệ thống pháp luật

kế toán là cơ sở pháp lý để các CTCK vận dụng vào công tác kế toán như: Luật Kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn khác,… Đối với từng CTCK việc vận dụng pháp luật kế toán vào tổ chức công tác kế toán là tất yếu, phù hợp với hệ thống các đối tượng kế toán; trình độ tổ chức bộ máy kế toán và trang bị kỹ thuật của CTCK đó, nhằm đảm bảo công tác kế toán từng bộ phận và cả hệ thống có thể thực hiện được một cách khoa học và khách quan từ thu nhận; xử lý và cung cấp thông tin phục vụ kịp thời công tác quản lý.

Xét về thực tế, các CTCK Việt Nam đã trải qua hai (2) giai đoạn vận dụng chế độ kế toán và các qui định pháp lý khác trong tổ chức công tác kế toán, cụ thể:

Giai đoạn 2000 - 2008: Các CTCK Việt Nam áp dụng chế độ kế toán CTCK

theo quyết định số 99/2000/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 13/6/2000.

Giai đoạn 2009 đến nay: Sau khoảng 08 năm hoạt động, TTCK Việt Nam

phát triển đến giai đoạn mới, các định chế tài chính về TTCK và CTCK dần được hoàn thiện; các dịch vụ CTCK cung cấp ngày càng đa dạng, phong phú hơn đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chế độ kế toán đang áp dụng ở các CTCK đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý loại hình CTCK. Vì vậy, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 về việc hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng đối với CTCK và hầu hết các CTCK bắt đầu vận dụng từ 01/01/2009.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây đồi hỏi thường xuyên phải hoàn thiện các qui định pháp lý về kế toán CTCK nhằm nâng cao vai trò của tổ chức công tác kế toán CTCK phù hợp với từng giai đoạn phát triển theo hướng như sau:

- Hoàn thiện chế độ kế toán CTCK, năm 2008 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 95/2008/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán CTCK là bước đổi mới và hoàn thiện đáng kế về kế toán CTCK. Tuy nhiên, chế độ kế toán này còn nhiều bất cập và để tổ chức công tác kế toán CTCK một cách khoa học, phù hợp với đặc thù của những đối tượng kế toán trong CTCK nhằm phát huy vai trò của tổ chức công tác kế toán cần phải ban hành chế độ kế toán CTCK hoàn chỉnh, không nên chắp vá và phải phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế nhất là lĩnh vực tài chính tiền tệ, ngân hàng và chứng khoán.

- Ban hành chuẩn mực hoặc văn bản hướng dẫn chuẩn mực kế toán liên quan đến Chứng khoán; KDCK; CTCK; SGDCK; TTLKCK đặc biệt là chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính, công cụ tài chính phái sinh. Việc hướng dẫn thực hiện hạch toán và thống nhất trong toàn bộ hệ thống các thành viên tham gia TTCK đặc biệt là CTCK sẽ tạo cơ sở vững chắc để tổ chức công tác kế toán CTCK khoa học, hợp lý và phát huy được vai trò của tổ chức công tác kế toán trong công tác quản lý.

Hai là, tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý khoa học, hợp lý: Xét trên góc độ lý luận thì đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh là căn cứ

quan trọng, quyết định đến tổ chức bộ máy kế toán (tập trung, phân tán hay vừa tập trung vừa phân tán). Bởi vì, tổ chức hoạt động kinh doanh là tổ chức CTCK thành các bộ phận, phòng, ban chức năng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đã đăng ký và đây cũng chính là các trung tâm hoạt động, trung tâm phát sinh chi phí và doanh thu trong CTCK. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý CTCK sẽ xác định vị trí, vai trò và

chức năng của tổ chức bộ máy kế toán - một trong những nhân tố quyết định đến tổ chức công tác kế toán và chất lượng công tác kế toán. Từ những phân tích trên đây ta thấy để nâng cao vai trò của tổ chức công tác kế toán thì các CTCK phải có tổ chức hoạt động kinh doanh hợp lý, khoa học và phù hợp với thực tiễn; phải coi trọng tổ chức bộ máy kế toán trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Xét về thực tế tổ chức hoạt động kinh doanh trong các CTCK được tổ chức theo địa bàn và nghiệp vụ kinh doanh, tuỳ theo qui mô hoạt động kinh doanh và số lượng nghiệp vụ kinh doanh đã đăng ký để tổ chức thành Hội sở chính, các chi nhánh, văn phòng đại diện; trong đó, tổ chức kinh doanh thành từng bộ phận chức năng như bộ phận môi giới chứng khoán, bộ phận tư vấn đầu tư chứng khoán, bộ phận bảo lãnh phát hành chứng khoán, bộ phận tự doanh chứng khoán và các bộ phận hỗ trợ khác.

Xuất phát từ những cơ sở trên các CTCK cần phải tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp với thực tiễn và điều kiện của công ty; tổ chức bộ máy kế toán trong bộ máy quản lý của công ty và ưu tiên trong bố trí nhân sự và thực hiện chức năng quản lý theo qui định của pháp Luật Kế toán và của từng CTCK. CTCK có thể tổ chức kinh doanh theo nghiệp vụ kinh doanh như: Phòng môi giới; phòng tư vấn tài chính; phòng bảo lãnh phát hành chứng khoán;… Khi đó, kế toán cũng phải tổ chức để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về từng nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ở từng bộ phận đó và như vậy sẽ phát huy được vai trò; chức năng của kế toán trong công tác quản lý. Tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý cơ cấu tổ chức kinh doanh giữa các bộ phận thực hiện chức năng kinh doanh và bộ máy quản lý, điều hành và giám sát đối với mọi biến động của các đối tượng kế toán trong các CTCK góp phần xác định được nội dung cụ thể tổ chức công tác kế toán ở từng công ty riêng biệt, nâng cao vai trò của tổ chức công tác kế toán trong quản lý.

Ba là, phân cấp quản lý tài chính; xây dựng mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận trong CTCK: Về mặt lý luận, Nhà quản trị công ty muốn quản lý tốt tình hình

tài chính thì phải xây dựng được qui trình quản lý đến từng đơn vị, bộ phận với những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm rõ ràng. Tổ chức công tác kế toán căn cứ vào việc phân cấp quản lý tài chính để bố trí các nhân viên kế toán nhằm quản lý và hạch toán chặt chẽ mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến đối tượng kế toán ở từng bộ phận. Do đó, để tổ chức công tác kế toán phát huy được cao nhất vai trò trong việc cung cấp thông tin thì cần thiết phải có cơ chế, qui định phân cấp quản lý tài chính rõ

ràng, chặt chẽ, đảm bảo quản lý thống nhất về tài chính nhưng cũng tạo điều kiện cho các đơn vị, bộ phận phát huy vai trò chủ động, sáng tạo trong quản lý nhằm tiết kiệm chi phí tại nơi phát sinh; tăng doanh thu tại trung tâm phát sinh doanh thu hay thu nhập. CTCK tuy là phân cấp quản lý đến từng bộ phận để xác định rõ quyền, trách nhiệm và đóng góp của từng bộ phận trong kết quả kinh doanh nhưng quan trọng hơn cả là xác định mối quan hệ trong thực hiện nghiệp vụ, cung cấp số liệu; tài liệu lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu chung với hiệu quả cao nhất. Về mặt thực tế, các CTCK hiện nay cũng đã có sự phân cấp quản lý tài chính cho các bộ phận, đơn vị theo tình hình thực tế trên nguyên tắc thống nhất quản lý tại Hội sở (trụ sở chính) và có giao quyền chủ động một phần cho các Chi nhánh, phòng giao dịch, các bộ phận chức năng, nhân viên nghiệp vụ nhằm phát huy tinh thần lao động sáng tạo trong kinh doanh; gắn hiệu quả công việc với quyền lợi và trách nhiệm nhằm đạt mục tiêu là lợi nhuận tối đa. Đồng thời để phối hợp trong thực hiện các nghiệp vụ giữa các bộ phận kế toán được xác định nhịp nhàng về thời gian, nghiệp vụ, chỉ tiêu, số liệu cung cấp lẫn nhau trong bộ phận kế toán; đặc biệt giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận, đơn vị khác nhằm cung cấp những tài liệu cần thiết cho sự tác nghiệp trong thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận chức năng để có biện pháp điều chỉnh thích hợp trong quản lý chung.

Từ những cơ sở đã trình bày trên đây cho chúng ta lý do để CTCK phân cấp quản lý cho các đơn vị, bộ phận và phải xác định mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị cũng như giữa các đơn vị, bộ phận với nhau. Trọng tâm đó là các bộ phận trong CTCK được tổ chức nhằm mục tiêu chung của công ty nhằm sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả; đảm bảo lợi nhuận cao nhưng phải đồng thời có tăng trưởng và phát triển bền vững. Trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sẽ liên quan đến việc quản lý và sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn của công ty, do đó phát sinh sự liên quan mật thiết và cần có sự kết hợp giữa các bộ phận chức năng trong CTCK. Còn giữa các bộ phận trong một đơn vị cũng nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và hoàn thành mục tiêu chung của bộ phận, do đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chúng có quan hệ qua lại với nhau trong cung cấp tài liệu, hỗ trợ nghiệp vụ góp phần hoàn thiện công tác quản lý của đơn vị phục vụ quản lý và quản trị công ty. Hơn nữa, việc phân cấp quản lý và xác định mối quan hệ giữa các bộ phận, đơn vị trong CTCK sẽ góp phần xác định rõ được chức năng, nhiệm vụ;

phân rõ trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như là cơ sở tạo thành bộ máy quản lý từng bộ phận và bộ máy quản lý toàn công ty nhằm đạt tới trình độ tối ưu về công tác quản lý, quản trị công ty và tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo mục tiêu chung là công ty tăng trưởng và phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Bốn là, Tuyển chọn nhân viên kế toán chất lượng, trang bị kỹ thuật hiện đại và phù hợp: Về mặt lý luận, tổ chức tốt bộ máy kế toán trong CTCK là việc bố trí sắp

xếp các nhân viên kế toán khoa học; hợp lý và có hiệu quả. Đây là nhân tố quyết định đến chất lượng của công tác kế toán của CTCK; là trung tâm thực hiện mọi nhiệm vụ và công tác tổ chức càng đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý. Có thể nói mọi khâu tổ chức công tác kế toán khác như tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán; tổ chức vận dụng các chế độ chính sách về kế toán tài chính; tổ chức cung cấp thông tin kế toán;… đều khoa học và hợp lý tuyệt đối nhưng nếu tổ chức con người làm công tác kế toán không đảm bảo thì mọi khâu tổ chức khác đều vô nghĩa. Nhận thức được tầm quan trọng và tính quyết định của từng vị trí nhân viên kế toán trong CTCK nên tất cả các CTCK ở Việt Nam hiện nay rất chú trọng đến công tác cán bộ nói chung đặc biệt là cán bộ nhân viên kế toán nhằm thu hút nhân tài thực sự phục vụ công ty với chất lượng cao nhất. Thực tế các CTCK đã có các chính sách ưu tiên, khuyến khích bằng lợi ích vật chất (lương, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến,…); có qui trình tuyển chọn khách quan, công bằng nhằm có được những nhân viên giỏi thực sự về chuyên môn, trung thành về lý tưởng đạo đức và có trí tiến thủ sáng tạo với những ý tưởng đột phá trong quản lý cũng như trong kinh doanh. Trên cơ sở quan điểm và chính sách chung trong tuyển chọn cán bộ của công ty, bộ phận kế toán xuất phát từ trọng tâm nhiệm vụ, công việc và yêu cầu thông tin ở từng bộ phận trung tâm đó để tuyển chọn nhân viên cho phù hợp, hiệu quả và có sức sống trong tương lai dài hạn. Bên cạnh đó, các CTCK đã có những bước tăng tốc khá nhanh về hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin, trang bị các thiết bị hỗ trợ trong cung cấp dịch vụ, công tác kế toán. Tỷ lệ đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng tăng ở cả những công ty có qui mô lớn và công ty nhỏ, mới thành lập; hầu hết các công ty hướng tới sử dụng phần mềm hiện đại của nước ngoài. Trang thiết bị máy móc khác phục vụ kinh doanh và quản lý cũng được đầu tư mới và hiện đại nhằm nâng cao hiệu suất công tác quản lý của CTCK hiện nay.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 144 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w