Tổ chức vận dụng phương pháp tính giá để hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán ở các công ty chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 93 - 94)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.2.3.3.Tổ chức vận dụng phương pháp tính giá để hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán ở các công ty chứng khoán Việt Nam

thông tin kế toán ở các công ty chứng khoán Việt Nam

Tổ chức công tác hạch toán ban đầu, tổng hợp hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán, cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng đều phải sử dụng thông tin định lượng, tức là đã được lượng hoá theo những thước đo phù hợp. Do đó, các CTCK đã xác định và trình bày rõ các phương pháp tính giá đối với từng loại tài sản, từng loại chứng khoán công ty nắm giữ trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Thực tế vận dụng các phương pháp tính giá ở một số CTCK như: HSC; SSI; SHS đều xác định Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến; các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định được ghi tăng nguyên giá của TSCĐ và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh. Khấu hao và khấu trừ TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình được trích theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng của tài sản và ước tính theo thời gian như sau: Phương tiện vận tải là 6 năm, thiết bị văn phòng từ 3 - 5 năm, phần mềm máy tính từ 3 - 4 năm; chứng khoán kinh doanh được ghi nhận theo giá gốc vào ngày giao dịch; chứng khoán sẵn sàng để bán luôn được hạch toán theo giá mua; công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền di động để tính giá vốn cổ phiếu tự doanh bán ra và phương pháp bình quân gia quyền để tính giá vốn trái phiếu dài hạn bán ra hoặc phương pháp giá thực tế đích danh;… Trên cơ sở vận dụng các phương pháp tính giá đối với từng đối tượng khác nhau trong kỳ, kế toán các bộ phận tiến hành tính toán, tổng hợp, xử lý và hệ thống hoá thông tin định lượng về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo từng đối tượng nhằm cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp, xác định trị giá hiện có và sự biến động của từng đối tượng quản lý trong kỳ kế toán phục vụ công tác kiểm tra lập Báo cáo tài chính.

Từ số liệu nghiên cứu ở một số CTCK Việt Nam như BVSC, HSC, SSI, BSC, TLS, SSJ, VCBS, SHS về việc vận dụng phương pháp tính giá trong việc xác định, lượng hoá thông tin kế toán theo từng thời điểm hoặc xác định giá trị thực công ty

được hưởng của chuỗi giá trị trong một thời kỳ, phục vụ công tác tổng hợp, phân bổ và hệ thống hoá trên hệ thống tài khoản và sổ kế toán được nêu trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Bảng sử dụng phương pháp tính giá của các CTCK

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trong các công ty chứng khoán việt nam (Trang 93 - 94)