Phần sau của bài thơ

Một phần của tài liệu Thiết kế giáo án Ngữ văn nâng cao lớp 12, tập 1 (Trang 98 - 99)

II. Đọc Hiểu văn bản

3. Phần sau của bài thơ

- Nhà thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu sức khái quát :

Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều ...

Bát cơm chan đầy nớc mắt Bay còn giằng khỏi miệng ta Thằng giặc Tây, thằng chúa đất Đứa đè cổ, đứa lột da.

Kẻ thù đã huỷ hoại tất cả đời sống vật chất và tinh thần (cánh đồng quê, trời chiều, bát cơm) làm đảo lộn cuộc sống bình yên của ngời dân.

- Tội ác của kẻ thù đã dẫn đến một sự chuyển biến tất yếu : những con ngời rất mực yêu thơng trở thành những con ngời cháy bỏng căm thù :

Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu Đã bật lên những tiếng căm hờn

- Lòng căm thù trở thành động lực của sự quật khởi. Điều đó đợc thể hiện qua sự đối chọi của ý thơ :

Xiềng xích chúng bay không khoá đợc Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn Lòng dân ta yêu nớc thơng nhà

Sự đối chọi đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng nên có sức gợi cảm mạnh mẽ : một bên là sự tàn bạo và tội ác của quân xâm lợc, một bên là quyền sống chính đáng và những tình cảm nhân hậu của nhân dân ta.

+ Tất cả những hình ảnh trên, từ con ngời, ý chí, sức mạnh,… kết lại thành một tợng đài đất nớc :

Súng nổ rung trời giận dữ Ngời lên nh nớc vỡ bờ Nớc Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Đây là đỉnh cao của cảm xúc, suy t về đất n- ớc. Bức chân dung đất nớc vừa cụ thể vừa âm vang chiến trận vừa vơn tới hình tợng sử thi hoành tráng giàu sức khái quát. Khổ thơ là một khám phá về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nớc Việt Nam từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thơng của lửa máu, bật dậy mạnh mẽ làm nên thiên thần thoại lịch sử chói sáng huy hoàng. Đó là chân dung của một nc Việt Nam mới chói ngời trên cái nền của lửa máu bùn lầy và khói đạn. Một đất nớc sừng sững kiêu hãnh giữa thế kỉ XX trong cuộc

chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Hình ảnh thơ xuất phát từ sự thực trong trận Điện Biên Phủ (các chiến sĩ của ta từ từ dới giao thông hào mình đầy bùn xông lên đẹp rực rỡ trong nắng). Song tác giả đã khái quát đợc t thế vơn lên rực rỡ của đất nớc.

Hoạt động 3 - Tổ chức tổng kết III. Tổng kết

GV hớng dẫn HS đánh giá về giá trị của bài thơ trên hai phơng diện nội dung và nghệ thuật.

Nguyễn Đình Thi là đại biểu của một thời đại anh hùng đã nói lên tình yêu đất nớc bằng những hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát. Bài thơ có sự hòa trộn giữa chất nhạc và chất thơ, giữa suy t và xúc cảm tạo nên một bài ca hào hùng về đất n- ớc. Bài thơ trờng tồn cùng thời gian và trờng tồn cùng đất nớc.

Luật thơ

(Tiếp theo)

A. Mục tiêu bài học :

Qua việc phan tích các yếu tố : tiếng, vần, nhịp, hài thanh của một số đoạn thơ, nhận rõ sự giống nhau, khác nhau của các thể thơ hiện đại và truyền thống B. Phơng tiện : SGK, SGV, giáo án

C. Cách thức tiến hành : HS thực hiện các bài tập trong SGK, nhận xét, GV điều chỉnh, kết luận.

D. Tiến trình bài học

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - Tổ chức tìm

hiểu một số thể thơ phổ biến hiện nay

Một phần của tài liệu Thiết kế giáo án Ngữ văn nâng cao lớp 12, tập 1 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w