Chi phí giao dịch

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 36)

V. CÁC CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU CỦA MƠN KINH TẾ LUẬT

4.Chi phí giao dịch

Đây là danh từđược sử dụng nhiều nhất trong mơn kinh tế luật, song cũng là một trong những khái niệm khơng rõ ràng nhất. Khám phá đầu tiên là của Coase (1937) trong bài Bn cht ca Doanh nghip (the Nature of the Firm) trong tạp chí Economica. Khi đĩ cậu sinh viên Coase 23 tuổi đã tự hỏi: trên thị trường, giá cả quyết định việc giao dịch mua bán giữa các nguồn lực, cạnh tranh quyết định mọi thứ. Vậy tại sao chúng ta lại phải phối hợp với nhau? Tại sao các cơ quan trong doanh nghiệp phải kết hợp với nhau? Coase tìm ra câu trả lời: lý do là vì việc trao đổi bằng giá (định đoạt – theo khái niệm của quyền sở hữu) tốn một số chi phí - gọi là chi

phí giao dch. Điều này khiến mọi người muốn tiếp tục kết hợp với nhau hơn là để cho giá cả chi phối. Đĩ cũng là lý do khiến cho mọi người phải thành lập Doanh nghiệp (để hợp tác với nhau cĩ hiệu quả hơn). Năm 1960, Coase, trong bài Vn đề Chi phí Xã hi (the Problem of Social Costs) trên tạp chí Journal of Law and Economics, Coase lại phát biểu: việc phân chia quyền sở hữu là khơng quan trọng nếu chi phí giao dịch bằng khơng. Đây là hai phát kiến quan trọng nhất đã mang lại giải Nobel kinh tế cho Coase.

Các định nghĩa thơng thường về chi phí giao dịch là:

- Chi phí giao dịch là chi phí xác lập và bảo vệ quyền sở hữu, như chi phí thơng tin tìm kiếm tài sản, chi phí thực thi quyền sở hữu, chi phí thảo luận để trao đổi tài sản, v.v. (Allen 1971). Nếu khơng cĩ cạnh tranh, lấn chiếm, trao đổi, thì chi phí giao dịch bằng khơng. Marx cũng cho rằng khi quyền sở hữu được xố bỏ (lồi người tiến lên chủ nghĩa cộng sản – hay nĩi theo Coase – chi phí giao dịch bằng khơng), thì nguồn lực trong xã hội được phân bổ cĩ hiệu quả nhất. Tất nhiên điều này chỉ cĩ trong quá khứ - xã hội cộng sản nguyên thuỷ.

- Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến việc trao đổi quyền sở hữu (Demsetz 1968). Định nghĩa này được mở rộng hơn so với định nghĩa đầu tiên, và nĩ lý giải tất cả những gì khơng diễn ra được trong thị trường cạnh tranh hồn chỉnh.

Các lý do khiên chi phí giao dịch khơng thể bằng khơng được bao gồm: thơng tin khơng đầy đủ và bất đối xứng, một bên ở vị trí độc quyền so với bên kia, một bên cĩ thể lợi dụng một số ưu thế mà bên kia khơng cĩ. Định lý Coase, khi nĩi rằng nếu chi phí giao dịch bằng khơng thì quyền sở hữu khơng cần thiết cũng đồng nghĩa với nĩi rằng, khi chi phí giao dịch là đáng kể thì quyền sở hữu lại càng cần thiết. Như vậy, nếu chúng ta quốc hữu hố các nhà máy, hầm mỏ, điều này tưởng chừng như làm giảm chi phí giao dịch, song thực chất lại làm tăng chi phí giao dịch – do một số người nắm nhiều thơng tin hơn, cĩ những ưu thế mà người kia khơng cĩ. Tĩm lại, một nền kinh tế cĩ hiệu quả khơng thể xố bỏ được quyền sở hữu, vì chi phí giao dịch tồn tại trong hầu hết các hình thái kinh tế xã hội. Ngay cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa, khi nền kinh tế phát triển đến mức cao, thì sự tập trung tư liệu sản xuất trong tay Nhà nước cũng sẽ tạo ra các lợi thế chính sách (rent), tăng chi phí giao dịch.

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 36)