TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẠO ĐỨC

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 47)

Trong các cơng trình nghiên cứu về luật, nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý đĩng vai trị quan trọng. Trách nhiệm pháp lý hay chế tài (sanction) là các xử sự mang tính tiêu cực của pháp luật với hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, các chế tài chỉ hiệu quả nếu nĩ chỉ ra được cụ thể các hành vi trái pháp luật và cĩ cách thức đảm bảo thực thi pháp luật. Trong khi đĩ, thế giới mà chúng ta đang sống lại khơng hồn chỉnh như vậy. Thí dụ, chúng ta muốn chống tham nhũng thì phải cĩ thơng tin đầy đủ về hành vi tham nhũng và cơ chế bộc lộ các hành vi tham nhũng, khơng bao che các hành vi này. Nếu khơng thì các biện pháp chống tham nhũng, dù cĩ chế tài nặng, sẽ khơng cĩ hiệu quả. Hơn nữa, nếu con người thực thi chống tham nhũng mà cũng tham nhũng thì niềm tin của nhân dân vào luật phịng chống tham nhũng cũng khơng cĩ. Một thí dụ nữa là luật về hợp đồng. Luật này khơng thể nêu hết các trường hợp thỏa thuận của các bên, vốn rất phong phú đa dạng. Khi đĩ, luật phải đề ra các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng, thí dụ như nguyên tắc hợp tác ngay tình, nguyên tắc thiện chí trung thực (good faith). Các nguyên tắc này trám các lơ hổng trong hợp đồng và giúp các bên dễ thực hiện hơn.

Tĩm lại, bên cạnh các trách nhiệm pháp lý, cần thiết lập các chuẩn đạo đức, thí dụ như trách nhiệm đạo đức hay qui tắc ứng xử. Các chuẩn đạo đức cĩ thể được chia thành hai loại. Loại thứ nhất là các chuẩn xã hội (external norms), sao cho khi thành viên của xã hội vi phạm sẽ gặp phải phản ứng của cộng đồng. Thí dụ, Đồn luật sư cĩ thể ra qui chế rằng ai cĩ những hành vi trái đạo đức, như nĩi xấu hay lơi kéo khách hàng của luật sư khác sẽ bị xố tên ra khỏi Đồn. Loại thứ hai là các chuẩn nội tâm (internal norms), đĩ là những qui tắc mà khi một người vi phạm sẽ cảm thấy xấu hổ hay lương tâm cắn rứt. Hai nguyên tắc ứng xử này tạo thành nền tảng của xã hội thậm chí trước khi pháp luật hình thành.

Giữa những trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức cĩ một mối liên hệ mật thiết. Trước hết, trách nhiệm đạo đức bổ sung những khoảng trống mà trách nhiệm pháp lý để lại. Sau đĩ, nếu hai loại trách nhiệm này cho ra những kết quả mâu thuẫn lẫn nhau, thì ba trường hợp cĩ thể sẽ xảy ra. Trường hợp đầu tiên là trách nhiệm đạo đức sẽ chịu ảnh hưởng của trách nhiệm pháp lý và thay đổi theo trách nhiệm pháp lý, thí dụ như các

nguyên tắc về quan hệ cha con, vua tơi trong xã hội cũ sẽ được nới lỏng theo những nguyên tắc về bình đẳng, tự do, dân chủ trong pháp luật của xã hội mới. Trường hợp thứ hai là các trách nhiệm pháp lý sẽ chịu ảnh hưởng của những trách nhiệm đạo đức mà thay đổi theo. Thí dụ, các qui định quản lý văn hố thơng tin qua hình thức kiểm duyệt, cấp phép mua video hay đăng ký thơng tin trên Internet hy vọng sẽ kiểm sốt được nội dung thơng tin theo hướng chỉ cho người dân xem những tin tức mà mình muốn truyền đạt. Song điều này khơng khả thi vì nĩ khơng phù hợp với đạo đức xã hội cũng như các nguyên tắc về tự do tiếp nhận thơng tin, tự do ngơn luận được Hiến Pháp hầu hết các nước cơng nhận. Vì thế, sau cùng các qui định này trở nên khơng khả thi và bị bãi bỏ. Trường hợp thứ ba là các qui định về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức giao thoa lẫn nhau, lúc này thì qui định pháp lý thắng thế, lúc khác thì các qui định đạo đức thắng thế.

Xét về phương diện kinh tế, các qui định về trách nhiệm cĩ thể được nghiên cứu dưới dạng các lý thuyết vềđấu trí. Khi người ta thay đổi các kết quả của từng đợt đấu trí thì người chơi sẽ phải suy tính lại cách thức xử sự sao cho ít rủi ro nhất hơn là cĩ lợi nhất song rủi ro lại cao nhất. Lúc này, trách nhiệm pháp lý hay đạo đức cũng điều được nghiên cứu với tư cách là cái giá phải trả đối với một hành vi nhất định. Thí dụ, trong cuộc đấu trí ‘nghi phạm’ (prisoner’s dilemma), nếu một bên thú tội và bên kia khơng thú tội, thì bên thú tội cĩ thể được tha bổng, song ngồi trách nhiệm pháp lý, bên thú tội cịn cĩ những trách nhiệm đạo đức (thí dụ, cảm giác tội lỗi vì đã phản bội bạn bè, hoặc sẽ bị những người cùng hội cùng thuyền trừng trị vì đã phản bội). Cảm giác đĩ khiến nghi phạm sẽ ngần ngại khi chọn phương án “thú tội.”

Phạm vi áp dụng của các nguyên tắc về trách nhiệm đạo đức rất rộng, bao gồm luật hơn nhân gia đình (trách nhiệm nuơi dưỡng của cha mẹ đối với con cái), luật hợp đồng (nguyên tắc thiện chí, trung thực), luật hình sự (chế độ giáo dục về tội phạm), luật doanh nghiệp (nghĩa vụ trung thực, mẫn cán, bất vụ lợi của thành viên Hội đồng Quản trịđối với cơng ty). Theo Cooter (1996), để các trách nhiệm đạo đức cĩ hiệu quả, cần phân tích các yếu tố cấu thành của chúng, sau đĩ tiến hành xây dựng cấu trúc hạ tầng để các trách nhiệm đạo đức đĩ phát huy tác dụng. Như vậy, một

trong những mục tiêu nghiên cứu của mơn kinh tế luật là tìm cách làm sao cho các qui định về trách nhiệm đạo đức cĩ hiệu quả. Nếu các qui định đĩ khơng cĩ hiệu quả, thì nên làm cách nào để nĩ cĩ hiệu quả: cĩ cần thiết phải sử dụng các qui phạm pháp luật hay khơng.

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)