V. CÁC CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU CỦA MƠN KINH TẾ LUẬT
10. Học thuyết về các định chế
Nghiên cứu về định chế (institutional economics) được xác lập dựa trên nguyên tắc của một tổ chức. Định chế (institution) được định nghĩa là một tập thể hoạt động dưới sự lãnh đạo của một người. Marx cho rằng khi lực lượng sản xuất thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Lồi người tập hợp lại thành từng nhĩm như các cơng ty, doanh nghiệp, để tập trung các nguồn lực, giải quyết nhu cầu của riêng họ. Các xử sự này tập trung thành hai loại: một loại xử sự duy lý, luơn luơn tìm đến những cái mới như cơng nghệ, để hợp lý hố sản xuất hay các mối quan tâm. Một loại xử sự dựa trên tình cảm, đạo đức, những vấn đề khơng thể giải quyết bằng những quan điểm duy lý. Tuy vậy, cho dù xuất phát từ điểm nào, vẫn cĩ những mối liên quan giữa cấu trúc và hành vi của từng định chế. Nhờ đĩ mà ta cĩ thể xác định được một định chế muốn cĩ một hành vi đúng đắn thì phải cĩ những cấu trúc gì.
Vấn đề về hiệu quả của các định chế thực ra khơng đơn giản. Nĩ liên quan đến lựa chọn chính trị xem giai cấp nào cần được bảo vệ và tại sao. Calabresi (1985) quan niệm kinh tế luật phải giải quyết được vấn đề khi đưa ra quyết định trên một định chế hiện tại, ai sẽ cĩ lợi, ai sẽ chịu bất lợi và lý do để họ phải chịu bất lợi là gì. Tiếp nối các cơng trình của ơng, nhiều nhà kinh tế học hiện nay vẫn đang tiếp tục nghiên cứu theo hướng cấu trúc (cơ chế) phản ánh hành vi. Ơng cha ta cũng thường nĩi: “ở bầu thì trịn, ở ống thì dài”, hoặc “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Thí dụ, muốn cĩ một Nhà nước (một định chếđược làm đối tượng của nhiều cuộc nghiên cứu nhất) hiệu quả và khơng tham nhũng, thì các cơ quan của Nhà nước đĩ phải được thiết kế ra sao, ai sẽ tạo động lực cho định chế, ai sẽ giám sát để các định chế khơng hoạt động quá đà. Đây cũng là hướng nghiên cứu hứa hẹn nhiều điều thú vị nếu chúng ta chịu khĩ đi sâu.