Lựa chọn duy ý chí (rational choice)

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 27)

V. CÁC CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU CỦA MƠN KINH TẾ LUẬT

1. Lựa chọn duy ý chí (rational choice)

Một trong những giả thiết quan trọng nhất của kinh tế học là con người là một thực thế duy lý (rational – cognito ego sum). Vì thế, mọi sự lựa chọn của con người là do ý chí của họ tạo ra. Ý chí này dựa trên căn bản lợi ích – nĩi như Hàn Phi Tử, là “điều gì cĩ lợi thì làm, điều gì khơng cĩ lợi thì khơng làm.” Theo T. Ulen (1999), một sự lựa chọn được coi là cĩ lý nếu dựa trên các giảđịnh sau đây:

- Sự lựa chọn đĩ phải nhất quán. Thí dụ, nếu ta thích A hơn B và B hơn C thì đương nhiên ta sẽ thích A hơn C. Tuy nhiên cần lưu ý là đơi khi ta lại thấy thích C hơn A. Lúc này cách giải thích sự lựa chọn sẽ thực sự khĩ hiểu. Vả lại, khơng chắc mọi sự lựa chọn mang tính nhất quán đều đúng đắn, vì sự lựa chọn vơ lý cũng cĩ thể nhất quán. Chỉ cĩ điều trên thực tế, một người khi đã chọn thường rất khĩ thay đổi sự lựa chọn của mình

- Sự lựa chọn đĩ làm tăng giá trị sử dụng (lợi ích) cho người lựa chọn. Tuy nhiên, đơi khi sự lựa chọn mang tính hình thức hơn là thực tế. H. Simon đã nĩi: Khi chúng ta lựa chọn cĩ rất nhiều tham số hay cản trở (thí dụ thời gian, tiền bạc, v.v.) khiến chúng ta khơng lựa chọn được con đường đúng ra cĩ thể chọn được tốt hơn.

Từ các phản chứng trên đây, cĩ thể thấy cả hai giảđịnh trên đều khĩ xảy ra trên thực tế. Thí dụ, một người cĩ hai muỗng đường bằng nhau. Bây giờ ta cho thêm 1 hạt đường vào một muỗng và hỏi: anh thích muỗng nào hơn? Câu trả lời nếu theo lý trí thì người chọn sẽ thích muỗng đường nhiều đường hơn (càng nhiều càng tốt). Tuy nhiên, sự khác nhau quá nhỏ đến nỗi khả năng gần nhất là người chọn sẽ nĩi: tơi thấy hai muỗng như nhau. Ta tiếp tục bỏ hạt đường mới vào, lúc đĩ người chọn cũng sẽ vấn cảm thấy hai muỗng như nhau. Cho đến một lúc “lượng đổi thì chất đổi”, người chọn sẽ cảm thấy sự khác biệt và chọn muỗng cĩ nhiều đường hơn. Như vậy, trong trường hợp đầu, giả thiết về sự lựa chọn theo hướng gia tăng giá trị là sai. Trong trường hợp thứ hai, sự lựa chọn nhất quán là sai. Tuy vậy, các nhà kinh tế học từ trước đến nay vẫn coi nguyên tắc duy lý là nguyên tắc cơ bản của kinh tế. Thí dụ: trên thị trường, nếu tăng giá thì cung tăng, hay nếu giảm giá thì cầu tăng. Đĩ là nguyên tắc cung cầu của thị trường. Người ta khơng giải thích được những hiện tượng cĩ thực xảy ra trên thực tế như xe hơi càng tăng giá thì càng nhiều người mua; nhà đất càng tăng giá thì càng nhiều người đổ xơ đi mua nhà (vì sợ sẽ cịn tăng giá, hoặc mua trước để hy vọng bán lại kiếm lời). Liebenstein (1950) cịn cho thấy cĩ hiệu ứng của bệnh “sĩ diện hão” (snob effect), thí dụđồng hồ càng đắt càng nhiều người mua, để người đeo đồng hồ chứng tỏ là mình giàu cĩ. Như vậy, niềm tin vào các lý thuyết kinh tế để lấy đĩ làm kim chỉ nam cho các chính sách pháp luật chỉ cĩ giới hạn.

Tuy vậy, những thiếu sĩt đĩ chỉ là thiểu số, cịn đa số các trường hợp cĩ lựa chọn trên thị trường (market choice), thì sự lựa chọn đĩ thơng thường là duy lý. Thứ nhất, vì đĩ là sự lựa chọn lập đi lập lại. Như vậy cho dù người lựa chọn cĩ sai lần đầu thì lần sau anh ta vẫn cĩ cơ hội sửa lại lỗi lầm của mình. Thứ hai, sự lựa chọn trên thị trường dễđo đếm, thơng qua tiền. Thứ ba, thị trường thơng thường minh bạch hơn sự lựa chọn ở nơi khơng cĩ thị trường. Như vậy, việc đầu tiên khơng phải là tạo ra sự lựa chọn duy lý, mà phải tạo ra một khung cảnh ở đĩ sự lựa chọn duy lý cĩ thể phát sinh.

Tiếp theo, sau khi cĩ sự lựa chọn duy lý rồi, thì ta làm điều gì trước? Ở đây lại xuất hiện các quan điểm kinh tế khác nhau về nguồn gốc duy lý trong một số chếđịnh chính:

- Luật hợp đồng: Định lý Coase (xem định nghĩa ở phần sau) cho rằng nếu chi phí giao dịch bằng khơng, thì chúng ta khơng cần phải cĩ luật sở hữu, hay thậm chí khơng cần cĩ luật, mà các bên vẫn cĩ thể thỏa thuận được với nhau. Như vậy điều gì làm tăng chi phí giao dịch: đĩ cĩ thể là việc can thiệp của một bên thứ ba vào hợp đồng, việc thực thi hợp đồng trở nên khĩ khăn hơn, v.v. Như vậy khi chi phí giao dịch giảm, các bên sẽ cĩ sự lựa chọn hợp lý, tức là chọn giao kết hợp đồng.

- Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng: quan điểm của nhiều học giả trong việc ban hành luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nhằm mục đích chính là để tránh xảy ra những hành vi trái pháp luật. Thí dụ, nếu thực hiện hành vi trái pháp luật thì được lợi 100 đồng, song luật qui định phải bồi thường 300 đồng, thì mọi người sẽ nghĩ đến việc khơng vi phạm pháp luật.

- Luật hình sự: tương tự như luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, nếu việc buơn ma túy chỉ mang lại 100 triệu đồng, trong khi nếu bị bắt thì người phạm tội cĩ thể lãnh án tử hình, thì mọi người sẽ cĩ khuynh hướng khơng phạm tội. Nếu suy luận đơn giản như vậy, thì hình phạt càng cao thì việc ngăn chặn tội phạm càng hiệu quả.

Nhưng bản thân suy luận duy lý khơng giải thích được tại sao vẫn cĩ những hành động nhân nghĩa. Tại sao cĩ những người chịu hy sinh vì nghĩa lớn? Thậm chí, nếu trong khu phố huy động mọi người gĩp tiền xây hẻm, cĩ ai nghĩ rằng: mình khơng đĩng thì cũng khơng ai nĩi gì, mà rồi cuối cùng khi con hẻm được xây, mình cũng sẽ là người hưởng lợi. Như vậy, sự thực con người khơng chỉ nghĩ vấn đề một cách duy lý, mà cịn cĩ tâm lý. Tức là họ quan tâm đến danh dự, đến lợi ích lâu dài của họ. Đối với mọi người, cuộc đời là một chuỗi những cuộc đấu trí kế tiếp nhau. Người nào quá khơn sẽ bị cơ lập. Vì thế, để kết hợp được sức mạnh và vì lợi ích lâu dài của chính bản thân mình thì phải cĩ lúc chịu “dại” đi một chút. Ulen đã nêu rất nhiều thí nghiệm nĩi lên vấn đề này (chia tiền, gĩp tiền, v.v.). Ngồi ra, cịn cĩ vấn đề “ultimatum game” và

endownment effect” (con cá mất là con cá to). Người ta sẵn sàng địi bán một vật giá cao hơn cái giá mà mình sẵn sàng bỏ ra để mua chính vật đĩ. Một vấn đề nữa là con người cĩ thể rất thiển cận. Thí dụ, nếu chúng ta nĩi: hút thuốc gây ung thư thì sẽ chẳng ai quan tâm. Tuy nhiên nếu chúng ta nĩi: hút thuốc sẽ làm miệng cĩ mùi hơi và răng sẽ vàng thì mọi người sẽ hưởng ứng bỏ thuốc lá mãnh liệt hơn. Tại sao vậy? Đĩ là vì chúng ta vốn thiển cận và chỉ quan trọng những gì mình nhìn thấy trước mắt hơn là cái hại lâu dài. Thí dụ tiếp theo là đơi khi chúng ta hay mua đồ rẻ mà chất lượng thấp hơn là mua đơ đắt tiền mà chất lượng cao, mặc dù về lâu dài thì mua đồ đắt tiền, chất lượng cao sẽ rẻ hơn (tính trung bình từng năm). Tại sao vậy? Đĩ là vì chúng ta thường đánh giá thấp những lợi nhuận cĩ thể thấy được lâu dài. Thằng Bờm cũng thiển cận như chúng ta - chỉ thích nắm xơi (ăn ngay) chứ khơng thích “ba bị chín trâu.”

Như vậy, nhiệm vụ của nhà làm luật là phải dùng những gì dễ thấy để cho người dân thấy lợi mà làm. Để làm điều này khơng ai tài hơn Trần Hưng Đạo trong bài Hịch Tướng Sĩ. Ơng đã nêu cái cảnh nước mất thì nhà tan để khích động quân sỹ xả thân giết giặc, một điều mà ơng sẽ khơng làm được nếu chỉ nĩi đến lịng yêu nước suơng, hay chỉ nĩi phân tích lợi hại ở tầm vĩ mơ. Vậy mà cĩ người vẫn phê phán (trong sách giáo khoa Văn học) là Trần Hưng Đạo vẫn chưa thốt ra khỏi cái suy nghĩ tầm thường - chống giặc vì lợi ích cá nhân (?). Bài học của Trần Hưng Đạo cho ta thấy cĩ khả năng chiêu dụ những con người chỉ hám lợi bằng cách phân tích thiệt hơn cho họ, hơn là nĩi chuyện nhân nghĩa. Tuy nhiên cả hai biện pháp thuyết phục “duy nghĩa” và “duy lý” cần phải được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Để ý bài Hịch Tướng Sĩ chúng ta sẽ thấy Trần Hưng Đạo nĩi chuyện nhân nghĩa trước, sau đĩ mới nĩi đến chuyện lợi ích. Tĩm lại, giả thuyết về sự lựa chọn duy lý chỉ đúng khi các điều kiện tiên quyêt cho nĩ xảy ra là đúng. Khi đĩ, vai trị của pháp luật là tạo mọi điều kiện để điều đĩ xảy ra. Thơng thường, chúng ta hay cho rằng mọi người khơng chọn được đúng là vì khơng cĩ thơng tin, và luật phải được làm sao cho mọi người nắm thơng tin. Tuy nhiên, vấn đề khơng chỉ đơn giản như vậy. Chúng ta thấy cĩ những vấn đề như ĩc thiển cận, tính vị kỷ (cho của mình hơn của người), tính cố chấp khiến cho cĩ người dù cĩ đủ thơng tin vẫn khơng đi đúng hướng lựa chọn cĩ lý. Vậy phải làm sao để giảm bớt

tác động tiêu cực của những yếu tố tâm lý đĩ lại? Để giái quyết vấn đề này phải làm hai việc: thứ nhất, phải tạo một cơ chế đối thoại bắt buộc, khiến cho việc ra một quyết định khơng thể nào vội vã hay cố chấp. Thứ hai, phải cĩ biện pháp giáo dục cho mọi người thấy hậu quả của việc mình làm. Thí dụ: chống tham nhũng bằng cách tuyên truyền khơng tốt bằng việc dẫn quan chức đi thăm nhà tù để họ thấy khơng bao giờ nên vi phạm pháp luật. Các biện pháp phải linh hoạt. Xét cho cùng, khơng bao giờ cĩ cái gọi là giải pháp đúng đắn cho mọi vấn đề. Điều cần nhớ là sự lựa chọn duy lý là một trong những đặc tính cơ bản của con người, song đĩ khơng phải là đặc tính duy nhất. Gần đây, nhà triết học Đức Jurgen Harbemas đã chỉ ra rằng ngồi nhu cầu gia tăng lợi nhuận mang tính bản năng, con người cịn một nhu cầu khác cũng mang tính bản năng, đĩ là sự tìm kiếm tri thức. Nếu lợi nhuận là thức ăn của dạ dày, thì tri thức là thức ăn của bộ não. Đây là cái mà lồi vật khơng thể cĩ được. Nhận xét của Harbemas cũng làm cho các nhà kinh tế học phải suy nghĩ.

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)