SAI LẦM KHI THỰC THI LUẬT DƯỚI GĨC ĐỘ KINH TẾ

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 51)

Sai lầm khi thực thi luật xảy ra khi tồ án hay các cơ quan tiến hành tố tụng khác ra quyết định quá nặng hay quá nhẹ đối với một hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay các nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa phát triển và cịn phải chỉnh sửa nhiều.

Một vấn đề quan trọng trong kinh tế luật là sự khác biệt giữa các giá trị kinh tế và các giá trị pháp luật. Đối với kinh tế, giá trị của chúng ở chỗ gia tăng lợi ích và tối ưu hố phân bổc các nguồn lực, giảm rủi ro và gia tăng hiệu quả. Đối với pháp luật, đĩ là các giá trị về tính cơng bằng và

hợp lý. Milton Friedman đã nhận định: “đối với tơi, những gì hợp lý theo luật là những gì cĩ hiệu quả trong kinh tế.” Điều đĩ cĩ thể đúng, song chúng ta hiểu thế nào là hợp lý trong luật? Mọi người bình đẳng, hay người nào sử dụng nguồn lực cĩ hiệu qủa nhất xứng đáng được hưởng nhiều nhất?

Nếu chúng ta theo trường phái pháp luật về quyền sở hữu của John Locke, theo đĩ người lao động nhiều nhất xứng đáng được hưởng quyền sở hữu, thì đúng là những gì hợp lý là những gì hiệu quả. Theo Coase, đại diện cho trường phái kinh tế Chicago về quyền sở hữu, thì quyền sở hữu nên được trao cho người nào sử dụng tài sản một cách cĩ hiệu quả nhất. Trong trường hợp khơng cĩ chi phí giao dịch, thì các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về sở hữu. Thí dụ người cĩ nhà mặt tiền nhưng khơng biết sử dụng cĩ hiệu quả thì sẽ cho người khác thuê để kinh doanh mặt tiền. Tuy nhiên khi chi phí giao dịch lớn thì họ sẽ khơng nghĩ đến chuyện cho thuê mặt tiền nữa, mà sẽ nghĩđến chuyện giữ lấy tài sản của mình.

Nếu chúng ta theo các trường pháp pháp luật khác như về quyền tự nhiên của Dworkin hay về đấu tranh giai cấp của Marx, thì việc phân chia quyền sở hữu cho hợp lý khơng chỉ đơn thuần là việc ai làm việc cĩ hiệu quả nhất, mà cịn là việc phân phối cơ hội cho cơng bằng giữa những con người cùng sản xuất với nhau. Sự bất cơng về cơ hội kinh doanh sẽ làm phát sinh các mơ hình kinh doanh kém hiệu quả. Nĩi tĩm lại, các nguyên tắc của pháp luật phải chiếm vị trí tiên phong trong việc tính tốn hiệu quả. Trường phái này cho rằng khơng nên coi hiệu quả kinh tế là cái gốc của vấn đề, mà phải tạo một mơi trường pháp lý một cách tự do, bình đẳng, hạn chế các tác động ngoại lai (externality) làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường. Khuynh hướng ngày nay là khuyến khích tranh luận về các giá trị, khơng thừa nhận một giá trị luơn luơn đúng trong mọi thời điểm, mà chỉ cung cấp một phương cách để chữa những điểm bất hợp lý trong hệ thống giá trị hiện cĩ.

CÂU HI:

1. Trong trường hợp nào thì hiệu quả Pareto cĩ ý nghĩa áp dụng trên thực tế?

2. Trong trường hợp nào thì các chủ thể trên thị trường khơng hành xử theo phương pháp duy lý?

3. Lý thuyết trị chơi (đấu trí) là gì? Chúng cĩ ứng dụng trên thực tế khơng?

4. Tại sao những thất bại của thị trường (market failure) tồn tại? Chúng khác các yếu tố ngoại lai (externalities) ở chỗ nào? Tại sao các yếu tố ngoại lai cĩ thể làm cho thị trường kém hiệu quả? 5. Thế nào là tài sản cơng? Mạng tìm kiếm Google cĩ phải là tài sản

cơng khơng, tại sao? Tài sản cơng cĩ bao giờ được tư hữu hố khơng? Tại sao?

6. Coase ủng hộ cách chỉnh sửa những thất bại của thị trường “từ dưới lên”, trong khi Pigou ủng hộ cách chỉnh sửa những thất bại của thị trường “từ trên xuống”. Bạn ủng hộ ý kiến của ai? Vì sao?

7. Khi nào thì nên điều chỉnh hành vi bằng qui phạm, và khi nào thì nên điều chỉnh bằng nguyên tắc?

8. Cĩ phải mọi thứ hợp pháp đều cĩ hiệu quả khơng? Cĩ phải mọi thứ hiệu quảđều cơng bằng khơng?

9. Tại sao trước khi cĩ luật pháp dân sự, kinh tế, vào thời phong kiến, các quan hệ xã hội vẫn được điều chỉnh cĩ hiệu quả bằng các qui phạm đạo đức?

10. Kinh tế học định chế là gì? Nêu một vài thí dụ.

11. Tồ án đĩng vai trị gì trong việc giảm chi phí giao dịch?

12. Tại sao những cuộc mặc cả theo định lý Coase ít xảy ra trên thực tế. Giả sử chi phí giao dịch bằng khơng, bạn cĩ tin rằng định lý Coase sẽđúng khơng? Vì sao?

CHƯƠNG 2: KINH T LUT VÀ NHĨM CHUYÊN NGÀNH LUT HÀNH CHÍNH

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 51)