V. CÁC CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU CỦA MƠN KINH TẾ LUẬT
5. Lý thuyết trị chơi (đấu trí)
Bên cạnh định lý Coase, một lý thuyết kinh tế được sử dụng rất nhiều trong việc nghiên cứu luật là lý thuyết trị chơi (hay cịn gọi là đấu trí -
game theory). Chúng ta hãy xem bản tin dưới đây:
Hai giáo sư Mỹ và Israel đoạt giải Nobel kinh tế 2005
Chiều ngày 10-10, Hội đồng xét duyệt giải thưởng Nobel tại Stockholm, Thụy Điển
đã cơng bố chủ nhân của giải Nobel kinh tế 2005: Robert J. Aumann quốc tịch Israel-Mỹ và Thomas C. Schelling - người Mỹ.
Bộđơi này giành được giải thưởng Nobel do “đã nâng cao hiểu biết của chúng ta về sự
hợp tác và mâu thuẫn thơng qua các phân tích lý thuyết trị chơi”, nhận xét của Viện hàn lâm khoa học hồng gia Thụy Điển.
Trong nghiên cứu của mình, Aumann, 75 tuổi và Schelling, 84 tuổi đã giúp “giải thích các mâu thuẫn kinh tế như cuộc chiến giá cả và cuộc chiến thương mại, cũng như giúp
giải thích tại sao một số cộng đồng thành cơng hơn các cộng đồng khác trong việc quản lý nguồn vốn chung”, trích tuyên dương của hội đồng xét duyệt giải Nobel.
Aumann, sinh tại Frankfurt, Đức nhưng mang quốc tịch Mỹ-Israel, là một giáo sư tại Trường ĐH Hebrew tại Jerusalem. Cịn Schelling là một giáo sư thuộc khoa kinh tế Trường ĐH Maryland và là giáo sư danh dự tại Harvard.
Robert J. Aumann cho biết ơng nhận được tin mình đoạt giải Nobel kinh tế 2005 qua
điện thoại từ Viện hàn lâm khoa học hồng gia Thụy Điển. “Tơi cảm thấy rất tuyệt”, Aumann nĩi với hãng AP nửa giờ sau khi nhận điện thoại từ Thụy Điển.
Các giải Nobel kinh tế trong thế kỷ 21:
- 2004: Finn E. Kydland (Na Uy) và Edward C. Prescott (Mỹ) với đĩng gĩp Kinh tế vĩ
mơ động lực nĩi về thời gian chắc chắn của chính sách kinh tế và động lực của chu kỳ
kinh doanh.
- 2003: Robert F. Engle (Mỹ) và Clive W.J. Granger (Anh) với đĩng gĩp Các phương pháp thống kê cho chuỗi thời gian kinh tế.
- 2002: Daniel Kahneman (Mỹ- Israel) và Vernon L. Smith (Mỹ): những người tiên phong trong sử dụng kinh tế trải nghiệm và tâm lý học vào thực hiện các quyết định. - 2001: George A. Akerlof, A. Michael Spence và Joseph E. Stiglitz (Mỹ) với nghiên cứu kiểm sốt thơng tin ảnh hưởng đến thị trường.
- 2000: James J. Heckman và Daniel L. McFadden (Mỹ): phát triển học thuyết giúp phân tích số liệu lao động và cách con người thực hiện quyết định cơng việc và di chuyển.
Các lý thuyết về đấu trí sẽ được trình bày trong từng chương cụ thể dưới đây, với các trị chơi đấu trí quan trọng nhất là đấu trí nghi phạm (xem dưới đây), đấu trí săn hươu (Chương 1) và đấu trí giữa những người đi xe (Chương 2).
Một thí dụ cơ bản về đấu trí giữa hai người chơi không có ý định cộng tác là đấu trí "nghi phạm" (prisoner's dilemma). Hai nghi phạm trong một vụ cướp đang ở trong quá trình điều tra. Mục đích của điều tra viên là làm sao cho cả hai nhận tội. Để thực hiện điều này, điều tra viên cách ly hai nghi phạm ở hai phòng khác nhau, và thông báo rằng nếu cả hai cùng nhận tội, mỗi người sẽ bị tuyên án 6 năm tù. Nếu một người nhận tội còn người kia không nhận tội, người nhận tội sẽ được khoan
hồng, còn người "ngoan cố" sẽ bị phạt 10 năm tù. Nếu cả hai cùng không nhận tội thì mỗi người sẽ chịu 2 năm tù. Xét về lợi ích của các nghi phạm thì tốt nhất là họ không nên nhận tội. Tuy nhiên vì họ không được nói chuyện với nhau nên không biết người kia sẽ nói gì với điều tra viên. Họ không muốn không nhận tội rồi phải ngồi tù 10 năm trong khi người kia phản bội lại họ và được thả. Bảng phân tích sẽ cho ta thấy kết quả như sau:
Nghi phạm 2 Im lặng Nhận tội Nghi phạm 1 Im lặng -2, -2 -10, 0 Nhận tội 0, -10 -6,-6
Trong cuộc đấu trí trên, các nghi phạm sẽ phải tìm chiến lược an toàn nhất cho mình khi biết người kia chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân họ. Nếu nghi phạm 2 im lặng thì đối sách tốt nhất của nghi phạm 1 là nhận tội. Ngược lại nếu nghi phạm 2 nhận tội thì đối sách tốt nhất của nghi phạm 1 cũng là nhận tôi. Như vậy chiến lược tối ưu của nghi phạm 1 là nhận tội. Suy luận tương tự cũng áp dụng cho nghi phạm 2. Cuối cùng điểm cân bằng Nash của cuộc đấu trí là cả hai cùng nhận tội, chịu 6 năm tù.
Kết quả trên có vẻ hài hước, song thực tế lại là chuyện xảy ra nhiều trong thực tế, nhất là đối với việc khai thác tài sản công cộng (public good) mà Hardin gọi là tệ nạn "cuả công không ai lo" (tragedy of the common). Thí dụ người dân ở Ban Mê Thuột có hai khả năng - một là phá rừng làm rẫy (tương ứng với "nhận tội" trong cuộc đấu trí người tù), và hai là bảo vệ rừng (tương ứng với "im lặng"). Nếu một người phá rừng còn người kia bảo vệ rừng, thì người bảo vệ rừng cũng không được lợi gì, còn người phá rừng thì được lợi. Nếu cả hai cùng bảo vệ rừng thì đó là giải pháp tối ưu, song vì không ai tin là người kia sẽ không lợi dụng mình nên cuối cùng mọi người sẽ bắt chước nhau phá rừng (nếu pháp luật không can thiệp). Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy đấu trí "nghi phạm" xuất hiện ở nhiều trường hợp khi pháp luật không can thiệp hay can thiệp không có hiệu quả. Thí dụ: giữa các công chức thoái hoá biến chất (nhận hối lộ hay không nhận hối lộ), giữa những người dân trong một khu du lịch (xả rác hay không xả rác), người xem phim VCD (mua đố gốc hay đố sao chép lậu). Tâm lý chung của những người này là: nếu mình làm tốt thì cũng chẳng được lợi ích gì, vì thế tại sao không đi theo chiều hướng xấu. Từ chỗ một người có hành vi xấu nhưng không bị trừng phạt sẽ tạo tiền lệ để nhiều người khác noi theo và hành vi xấu này sẽ trở thành những hành động của tập thể
(collective action). Nhiều vụ án hình sự về tội tham nhũng được xét xử, trong đó có trường hợp cả một đơn vị thoái hoá biến chất là những thí dụ điển hình về hành động tập thể.
Nhìn chung, lý thuyết trị chơi hay đấu trí được xác định bởi các yếu tố sau đây:
- Người chơi (player);
- Cách chơi hay chiến lược (strategy); và - Kết quả (payoff).
Một cuộc đấu trí được gọi là “thơng thường” (normal form game) khi nĩ bao gồm ba yếu tố trên và người chơi được cung cấp thơng tin đầy đủ về cách chơi và kết quả của những người khác. Một dạng đấu trí khác là “đấu trí mở rộng” (extensive form game) khi người chơi khơng cĩ đầy đủ thơng tin về nhau, giống nhưđánh bài hay đánh cờ.
Ngồi ra, người ta cịn phân đấu trí ra thành hai loại: đấu trí cộng tác (cooperative games) và đấu trí bất cộng tác (non-cooperative games). Trong cuộc đấu trí bất cộng tác, người chơi chỉ nghĩ đến lợi ích của riêng mình mà khơng quan tâm đến lợi ích của người chơi kia. Các cuộc đấu trí giữa hai bên trong chiến tranh, hay đấu trí nghi phạm là dạng đấu trí bất cộng tác. Ngược lại, đấu trí cộng tác là dạng đấu trí ởđĩ người chơi quan tâm đến lợi ích của nhau: đấu trí giữa hai vợ chồng về việc cuối tuần nên đi chơi ởđâu, đấu trí giữa hai đối tác trong liên doanh, v.v. Ngồi ra, cịn cĩ một loại đấu trí nữa là đấu trí linh động – nghĩa là nếu đối tác cĩ ý định cộng tác thì mình sẽ cộng tác. Nếu đối tác khơng cĩ ý định cộng tác thì mình sẽ khơng cộng tác. Đấu trí giữa hai người thợ săn hươu như thí dụở trên là loại đấu trí dạng này.
Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm vềđấu trí cĩ thể xem trong quyển Đấu trí và Luật của Lê Nết, NXB Đại học Quốc Gia TP HCM (2005). Phạm vi ứng dụng của mơn đấu trí rất lớn: làm thế nào lựa chọn được đối tác, tìm địa điểm kinh doanh, tìm mục tiêu quân sự của kẻđịch, phát hiện những hành vi lợi dụng, tiêu cực, tham ơ lãng phí, hay tìm cách đàm phán giao kết hợp đồng với đối tác, v.v.