V. CÁC CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU CỦA MƠN KINH TẾ LUẬT
2. Hiệu quả và cân bằng – hai yếu tố quan trọng của kinh tế
Các lý thuyết kinh tế đều giả thuyết rằng mọi người đều muốn tăng trưởng (maximization). Người tiêu dùng muốn tăng lợi ích (vật chất và tinh thần) của mình khi mua hàng; doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận; nhà chính trị muốn tăng số phiếu bầu, cơng chức muốn tăng thu nhập, các tổ chức xã hội muốn tăng phúc lợi, v.v. Nĩi tĩm lại, mọi người đều muốn tăng cái mình thiếu. Tuy nhiên, giữa mong muốn và hiện thực cĩ khoảng cách. Người tiêu dùng khơng thể mua nhiều hơn số tiền mình cĩ. Như vậy, họ phải lựa chọn giữa những hàng hố khác nhau xem mua thứ gì thì lợi ích của mình tăng được nhiều nhất. Thí dụ, cĩ những người bỏ hàng giờ đi vịng quanh siêu thị để tìm cho mình một bộ đồ vừa hợp túi tiền, vừa đẹp. Những người biết tăng lợi ích trong phạm vi khả năng bị hạn chế như vậy trong kinh tế học gọi là người cĩ lý trí (rational).
Nĩi như vậy thì phải chăng những người khơng biết tăng lợi ích hay bỏ thời gian lựa chọn là người khơng cĩ lý trí? Nếu chúng ta quan niệm như vậy, thì nhiều lúc chúng ta đã lựa chọn khơng cĩ lý trí. Ví dụ chúng ta cưới vợ mà khơng tìm hiểu kỹ xem trong thành phố cịn cĩ cơ gái nào đảm đang và phù hợp với mình hơn; chúng ta đi ăn ở quán ăn gần nhất mà khơng xem xung quanh mình cĩ quán ăn nào khác rẻ và ngon hơn. Nhà
kinh tế đoạt giải Nobel, Herbert Simon cho rằng khái niệm lý trí phải được cân nhắc trên từng cá nhân cụ thể (bounded rational). Tuy nhiên ở chương này chúng ta chỉ phân tích lý trí ở trường hợp đơn giản nhất: người lựa chọn cĩ đầy đủ thơng tin và cĩ thời gian để tìm thơng tin.
Khái niệm thứ hai trong kinh tế vi mơ là cân bằng. Khi mọi người tăng lợi ích của mình, thì tồn xã hội sẽđạt được vị trí cân bằng (equilibrium). Ở đĩ, mọi sự trao đổi giữa các chủ thể trên thị trường đạt được vị trí tối ưu hố. Vị trí cân bằng tồn tại ngồi ý muốn của các chủ thể tham gia vào thị trường. Cân bằng cĩ hai vị trí: cân bằng an tồn và cân bằng khơng an tồn. Cân bằng an tồn là vị trí mà khi giá cả thị trường đi lệch khỏi vị trí đĩ thì các lực tương tác của thị trường kéo giá cả trở lại vị trí cân bằng. Cân bằng khơng an tồn là vị trí mà ở đĩ giá cả cĩ khuynh hướngh rời khỏi vị trí cân bằng:
Khái niệm quan trọng thứ ba trong kinh tế vi mơ là hiệu quả (efficiency). Một quá trình sản xuất được coi là cĩ hiệu quả khi thỏa mãn hai điều kiện sau:
- khơng thể sản xuất cùng số lượng sản phẩm mới giá thành thấp hơn (thí dụ khơng thể sản xuất 10 xe hơi trong ngày với giá thành thấp hơn 10.000 USD một chiếc), hay
- khơng thể sản xuất nhiều sản phẩm hơn với cùng giá thành (thí dụ khơng thể sản xuất 11 xe hơi trong ngày với giá thành là 10.000 USD một chiếc).
Một hình thức hiệu quả thứ hai được gọi là hiệu quả Pareto (mang tên nhà kinh tế học Italia đầu Thế kỷ 20 Vilfredo Pareto). Theo đĩ, một trạng thái gọi là hiệu quả Pareto khi khơng thể làm tăng lợi ích cho một người mà khơng làm giảm lợi ích cho người khác. Thí dụ, hai em nhỏ cùng chia một chiếc bánh. Giả sử cả hai em cùng thích bánh, thì cách chia bánh cĩ hiệu quả nhất là chia đều chiếc bánh, vì bất kỳ cách chia nào khác cũng làm một em được lợi hơn và em kia chịu thiệt hơn. Điều thú vị là hiệu quả Pareto cũng là vị trí cân bằng lợi ích giữa các bên trong thí dụ trên.
Ba khái niệm cơ bản – gia tăng lợi ích, cân bằng và hiệu quả - cĩ vai trị rất quan trọng trong việc giải thích các quan hệ xã hội trên thị trường. Một số luật gia cho rằng các yếu tố này chưa hẳn đã quan trọng. Thí dụ, tại sao lại coi cân bằng là quan trọng, trong khi xã hội luơn thay đổi? Tại sao lại giả thiết hể chủ thể cĩ lý trí là sẽ gia tăng lợi ích, trong khi những yếu tố tâm lý khác như tình cảm, lý tưởng, sĩ diện v.v. khơng kém phần quan trọng? Trong lịch sử Trung Hoa, người phản đối phái trọng lợi ích (của Hàn Phi Tử) nhất là Mạnh Tử thuộc phái Nho giáo. Ơng can gián nhà vua: Bệ hạ đừng nên đem lợi ích mà khuyến khích dân, phải đem nhân nghĩa ra để giáo dục dân. Hậu quả là, đất nước của ơng đã bị Tần Thủy Hồng, người áp dụng học thuyết của Hàn Phi Tử, đánh bại.
Như vậy, mặc dù các phản biện nêu trên phần nào cĩ lý, cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta thấy một thực tế khơng thể phủ nhận phần đơng mọi người đếu muốn gia tăng lợi ích của mình và thị trường luơn cĩ khuynh hướng trở về vị trí cân bằng và vị trí cân bằng tốt nhất là vị trí cân bằng cĩ hiệu quả.