Kinh tế luật và việc địi bồi thường chi phí luật sư

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 112)

IX. KINH TẾ LUẬT VÀ LUẬT TỐT ỤNG DÂN SỰ

3. Kinh tế luật và việc địi bồi thường chi phí luật sư

Phí luật sự là một trong những chi phí rất lớn cho các bên khi tham gia tố tụng, đơi khi cịn cao hơn án phí. Vì thế tuy các qui định về án phí đĩng

vai trị quan trọng trong việc ngăn cản các bên giải quyết tranh chấp thơng qua con đường tồ án, các qui định bất thành văn về phí luật sư mới thực sự là mối quan ngại của các bên trong việc quyết định xem cĩ nên khởi kiện hay theo đuổi vụ kiện hay khơng. Kinh tế luật nghiên cứu vấn đề phí luật sưđể đưa ra câu trả lời cho một vấn đề hiện nay vẫn cịn tranh cãi: đĩ là luật cĩ nên cho phép bên thắng kiện được địi bồi hồn phí luật sư hay khơng? Hiện nay theo qui định của Bộ luật Tố tụng Dân sự hay của Bộ luật Dân sự, khơng cĩ điều khoản nào cho hay khơng cho phép bên thắng kiện được bồi hồn phí luật sư. Trên thực tế, rất ít thẩm phán tuyên bố cho phép bên nguyên đơn được địi phí luật sư. Lý do là vì nhiều người quan niệm thuê luật sư là quyền chứ khơng phải nghĩa vụ. Vì thế bị đơn khơng phải là nguyên nhân trực tiếp để nguyên đơn gánh chịu phí luật sư. Khơng ai nghĩ rằng nếu khơng thuê luật sư thì nguyên đơn cũng khĩ lịng trình bày ý kiến của mình trước tồ một cách thuyết phục. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả của vụ kiện.

Ở nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Anh, cho phép bên thắng kiện được yêu cầu bên thua kiện trả phí luật sư. Một số nhà nghiên cứu như Rasmusen (1998) cho rằng điều này làm cho bị đơn ngần ngại khơng dám “ngoan cố”, từđĩ dễ dàng chịu thua trước nguyên đơn để tránh phải trả án phí. Tuy nhiên, cũng chưa cĩ kết quả thống kê nào cho thấy việc cho phép bên thắng kiện địi bồi hồn phí luật sư của bên thua kiện sẽ làm các bên mau chĩng đạt được hồ giải hơn. Katz (1999) đã tiến hành nghiên cứu nhiều thực nghiệm song chỉ nhận thấy kết quả rõ rệt nhất của việc cho phép bồi hồn là ở chỗ các bên sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra thuê luật sư hơn trước kia, đồng thời các luật sư sẽ cạnh tranh với nhau về chất lượng hơn là về giá cả. Dẫu sao, cũng chưa cĩ nghiên cứu nào phủ định việc bồi hồn phí luật sư cĩ tác dụng tích cực đến việc thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng của tố tụng dân sự, đĩ là giảm chi phí cho các bên trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, và khuyến khích các bên hồ giải. Tuy nhiên, cĩ quan điểm lo ngại rằng việc cho phép bên thắng kiện được bồi hồn phí luật sư sẽ khiến các bên tiêu quá nhiều tiền vào việc thuê luật sư, và thơng thường bên nào thuê luật sư giỏi nhất sẽ thắng kiện. Hiện tại chưa biết điều này cĩ phải là sự thật khơng, và đây là vấn đề mà kinh tế luật cần nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu một hệ thống pháp luật mà kết quả phụ thuộc vào luật sư bên nào giỏi, chứ khơng phải vì bên nào thực hiện đúng luật hơn, thì hệ thống pháp luật đĩ cĩ vấn đề. Vì thế, thiết nghĩ

chúng ta đừng nên cho rằng luật sư giải quyết được tất cả các vấn đề của vụ kiện, mà nên nghĩ rằng luật sư là cơng cụ để giúp tồ án tìm hiểu sự thật, và khơng nên để xảy ra tình trạng đáng tiếc, đĩ là một bên thua kiện vì khơng đủ tiền thuê luật sư, hay một bên được kiện song tiền trả luật sư cịn cao hơn tiền được bồi thường.

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)