KINH TẾ LUẬT VỚI CÁCH THỨC BAN HÀNH LUẬT

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 62)

Trên thế giới cĩ hai cách ban hành luật – thơng qua Quốc hội hoặc cơ quan lập pháp (legislation) của hệ thống luật lục địa, hay thơng qua các thẩm phán (judge-made law) của hệ thống luật Anglo-Saxon. Theo Posner (1960) và Hayek (1962), thì hệ thống luật Anglo-Saxon hiệu quả hơn, bởi lẽ thơng qua tranh luận trước tồ, các bên sẽđạt được thỏa thuận theo hướng ai cĩ khả năng sử dụng tài sản hiệu quả hơn sẽ được trao quyền sử dụng các nguồn lợi. Thí dụ, trong vụ kiện đầu tiên bên cĩ hiệu quả lại bị xử sai, thì các tồ án tiếp theo sẽ khơng theo tiền lệ sai đĩ, mà tìm cách lách tiền lệ bằng cách nĩi rằng trường hợp của họ khác với

trường hợp đề cập đến trong tiền lệ (distinguishment). Đơi khi, tồ án cĩ thể tuyên bố thẳng rằng các phán quyết cũ đã khơng cịn đúng nữa (overruling). Trong khi đĩ, đối với các nước theo hệ thống luật lục địa, một văn bản luật sai vẫn cĩ tác dụng (dura lex, sed lex) làm cản trở các giao dịch tuy khơng đúng với văn bản pháp luật song thực sự cĩ hiệu quả. Cooter khơng đồng ý với quan điểm này. Ơng và Hirschlefier (1973) đã cho rằng luật Anglo-Saxon cĩ hiệu quả hay khơng cịn tùy thuộc thẩm phán cĩ muốn ra một bản án cĩ hiệu quả hay khơng. Thí dụ, nếu thẩm phán chịu sự thuyết phục của một nhĩm quyền lợi, do họ cĩ luật sư giỏi hơn, thì ơng cũng cĩ thể ra những bản án khơng hiệu quả. Tĩm lại, cho dù là hệ thống nào, thì pháp luật cũng chỉ phục vụ những người cĩ khả năng thuyết phục cao nhất, và thơng thường đĩ là những người thuộc giai cấp thống trị. Ủng hộ ý kiến của Cooter và Hirschlefier, Roe (1988) cho rằng hiệu quả khơng phải là tiêu chí chính của thẩm phán Anglo-Saxon. Kết quả của bản án cịn phụ thuộc vào hệ thống giáo dục mà thẩm phán được đào tạo và thành phần giai cấp mà thẩm phán xuất thân. Quan trọng hơn cả là thẩm phán bị ràng buộc bởi tập quán và quan niệm rằng mình phải phán xử sao cho nhất quán với những quyết định trước đây của mình (để khơng ai nĩi rằng mình đã từng mắc sai lầm). Việc nhận thức mình sai khơng phải là điều dễ dàng, cho dù thẩm phán cĩ sống ở một trong những nước theo hệ thống luật nào đi nữa.

Ngồi ra, hệ thống Anglo-Saxon cũng cĩ thể phát sinh các hành vi lạm dụng luật. Đây cũng là luận điểm của Coase (1960) thơng qua phân tích vụ án Sturge (1876). Trong vụ này, một bác sỹđã kiện người hàng xĩm của mình, chủ tiệm một lị bánh vì tiếng ồn và mùi bánh nướng làm ơng khơng thể mở phịng mạch được. Tồ đã xử cho bác sỹ này thắng kiện. Tuy nhiên, Coase cho rằng kết quả cũng chẳng cĩ gì thay đổi nếu Tồ xử cho ơng chủ tiệm bánh mì thắng kiện. Vấn đề là xã hội coi trọng việc chữa bệnh hơn hay coi trọng bánh mì hơn. Nếu xã hội coi trọng việc chữa bệnh hơn và vì vậy phịng mạch thu được nhiều hơn thì bác sỹ sẽ trả tiền để chủ tiệm bánh thơi khơng làm bánh nữa. Ngược lại, nếu xã hội coi trọng bánh mì hơn thì chủ tiệm bánh sẽ trả tiền để bác sỹ thơi đừng mở phịng mạch nữa. Như vậy, phán quyết của tồ án khơng làm gì tốt hơn mà chỉ làm cho sự việc kém hiệu quả hơn. Giả sử tồ án tuyên cho bác sỹ thắng, ơng sẽ cĩ quyền địi hỏi một khoản tiền bồi thường lớn hơn so với

trường hợp khơng cĩ bản án của tồ án. Điều này được gọi là hành vi trục lợi (rent seeking).

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 62)