KINH TẾ LUẬT VÀ LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 133)

1. Bn cht lut kinh doanh bo him

Kinh doanh bảo hiểm là ngành kinh doanh dựa trên rủi ro. Khi hai bên ký hợp đồng (thí dụ hợp đồng vận chuyển hành khách), cĩ một vấn đề khơng bên nào muốn chịu rủi ro (thí dụ tai nạn và thiệt hại xảy ra cho khách), thì họ sẽ nghĩ đến chuyện mua bảo hiểm và đẩy rủi ro đĩ cho cơng ty bảo hiểm. Khi một người hàng ngày tiến hành các hoạt động dính tới rủi ro, họ muốn một người khác lãnh trách nhiệm chịu rủi ro khi họ gây tai nạn, hoặc pháp luật muốn phải cĩ bảo hiểm để người bị thiệt hại dễ dàng địi được khoản tiền bảo hiểm. Như vậy, mục đích của việc ký kết hợp đồng bảo hiểm là để các bên cĩ thể yên tâm với nhau trong giao dịch, làm giảm chi phí thực thi quyền khi thiệt hại xảy ra, đĩ cũng là một dạng chi phí giao dịch. Nĩi theo ngơn ngữ của Coase, thì bảo hiểm là một cơng cụđể làm giảm chi phí giao dịch (xem Mục V.4, Chương 1).

Bảo hiểm được chia thành nhiều loại rủi ro: bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, trong bảo hiểm phi nhân thọ cũng chia thành nhiều loại rủi ro khác nhau: bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm cháy nỗ, bao hiểm tai nạn lao động, v.v. Một số bảo hiểm mang tính bắt buộc, nhằm giảm chi phí giao dịch giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Ngồi ra, chức năng của bảo hiểm cịn là việc chia sẻ rủi ro. Nếu nhiều người cùng chung sức để gánh chịu rủi ro thì rủi ro sẽ nhỏ đi đối với từng người. Vấn đề cần nghiên cứu của kinh tế luật là loại bảo hiểm nào nên được coi là bảo hiểm bắt buộc và mức độ bảo hiểm bao nhiêu thì là vừa đủ.

Việc cơng ty bảo hiểm sẵn sàng chịu bảo hiểm hơn người mua bảo hiểm khơng cĩ nghĩa là cơng ty bảo hiểm thích rủi ro (risk-preferred) hơn người mua bảo hiểm. Cơng ty bảo hiểm chỉ chịu bảo hiểm đối với những rủi ro mà họ cĩ thể dự đốn trước xác suất. Cĩ những rủi ro bảo hiểm được, cĩ những rủi ro cĩ thể gây nên thiệt hại quá lớn, khơng thể bảo hiểm được, thí dụ như rủi ro do chiến tranh gây ra ở những vùng nhạy cảm như vùng Vịnh Ba Tư. Chính vì muốn quản lý rủi ro, mà trong hợp đồng giữa cơng ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm luơn cĩ những qui định chặt chẽ về những sự kiện khơng chịu bảo hiểm, và những yêu cầu buộc người mua bảo hiểm phải thơng báo mọi thơng tin mình biết về rủi ro. Chúng ta thấy rằng người mua bảo hiểm biết nhiều về rủi ro hơn cơng ty bảo hiểm, vì thế sẽ xảy ra tình trạng thơng tin bất đối xứng. Nếu khơng giải quyết được tình trạng này thì các thoả thuận giữa hai bên sẽ khơng hiệu quả. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế luật là làm thế nào để biết được thơng tin. Stiglitz (1990) cho rằng một trong những biện pháp này là thanh lọc (screening), tức là cung cấp nhiều mức phí bảo hiểm khác nhau. Những người thấy khả năng xảy ra rủi ro của mình cao sẽ cĩ khuynh hướng mua những bảo hiểm đắt tiền hơn. Vì thế, cơng ty bảo hiểm hàng năm sẽ phải cân đối danh mục bảo hiểm của mình và tăng thêm tiền bảo hiểm đối với những người đã từng bị/gây tai nạn hay những người đã từng được nhận tiền bảo hiểm. Đây là một ngành khoa học kinh tế tương đối thú vị và gắn liền với lý thuyết xác suất thống kê. Khả năng ứng dụng của nĩ trong luật là việc cĩ nên cho phép cơng ty bảo hiểm đưa ra những điều khoản miễn trừ trách nhiệm vơ lý hay khơng. Thí dụ, việc một người mua bảo hiểm quên khơng khai những lần đi nước ngồi của mình cĩ phải là lý do để cơng ty bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra khơng? Trong một vụ tranh chấp cĩ thực giữa cơng ty bảo hiểm Prudential (Việt Nam) và gia đình cố ca sỹ Lê Dung, cơng ty Prudential đã từ chối trả tiền cho con trai ca sỹ Lê Dung sau khi ca sỹ qua đời vì ung thư. Lý do được cơng ty Prudential đưa ra là vì Lê Dung đã khai trong hợp đồng bảo hiểm rằng mình chưa bao giờ đi nước ngồi, trong khi thực tế Lê Dung đã đi cơng tác nhiều lần. Điều cần nĩi là giữa bệnh ung thư và đi nước ngồi hầu như khơng liên quan đến nhau, song Prudential vẫn từ chối trả tiền, vì đã cĩ điều khoản ghi rõ rằng “trong trường hợp cĩ bất kỳ lời khai nào trên đây khơng đúng với sự thực thì hợp đồng bảo hiểm sẽ vơ hiệu.” Câu hỏi của kinh tế luật đặt ra là cĩ cần thiết phải cho phép cơng ty bảo hiểm đưa ra những điều kiện như vậy khơng.

Câu hỏi tiếp theo là trong trường hợp nào thì những điều kiện đưa ra như vậy là hợp lý. Thí dụ, cĩ những điều khoản này là để quản lý rủi ro cho cơng ty bảo hiểm. Ngay cả trong trường hợp đĩ, thì cũng phải qui trách nhiệm cho đại lý bảo hiểm, xem họ cĩ giải thích rõ cho khách hàng về ý nghĩa của những điều khoản đĩ hay khơng. Và như vậy, vẫn cịn những vấn đề liên quan đến chi phí giao dịch và thơng tin bất đối xứng để các nhà nghiên cứu kinh tế luật cĩ thể khai thác trong các qui định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Tĩm lại, kinh tế luật đĩng vai trị quan trọng trong ngành bảo hiểm – một ngành liên quan nhiều đến phân tích rủi ro, phân tích hành vi đấu trí, cũng như phân tích các cơ sở để tiến hành những chiến lược đầu tư liên quan đến khoản tiền thu được từ bảo hiểm. Nhiệm vụ của kinh tế luật là làm sao giải quyết được những sai sĩt trong việc lựa chọn người được bảo hiểm và tính phí bảo hiểm cho người đĩ (adverse selection). Nhiệm vụđĩ được thực hiện như thế nào?

2. Thc hin nhim v ca kinh tế lut trong vic nghiên cu lut kinh doanh bo him doanh bo him

Bảo hiểm trước tiên về bản chất kinh tế là một định chế nhằm đền bù rủi ro cho những trường hợp một cá nhân hay một chủ thể khơng thể gánh chịu được tồn bộ rủi ro. Số tiền chịu rủi ro phụ thuộc vào những người đĩng bảo hiểm, cũng như số tiền thu được từ sản xuất kinh doanh của cơng ty bảo hiểm. Hành vi của những người đĩng bảo hiểm cĩ thể được coi là hành vi tập thể (collective action), trong đĩ cả một tập thể đều cĩ những hành vi giống nhau vì dựa trên những niềm tin như nhau (belief). Nếu niềm tin đĩ khơng vững chắc thì tồn bộ hệ thống bảo hiểm của cơng ty sẽ sụp đổ. Để niềm tin vững chắc, cơng ty bảo hiểm phải chứng tỏ được uy tín của mình bằng cách quản lý rủi ro cho tốt và hạn chế những trường hợp gian lận trong bảo hiểm.23

Những trường hợp gian lận bảo hiểm xảy ra khi một người đã biết trước về rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra, hoặc một thiệt hại đã xảy ra xong khơng thơng báo cho cơng ty bảo hiểm, nhằm lãnh khoản tiền bảo hiểm khi khai

báo. Về bản chất, các trường hợp gian lận bảo hiểm xảy ra khi một bên (bên được bảo hiểm) cĩ nhiều thơng tin hơn bên kia (bên bảo hiểm). Để hạn chế điều này, hợp đồng bảo hiểm cĩ thể cĩ những điều khoản ghi rõ bản chất của mối quan hệ, trong đĩ thừa nhận rằng bên được bảo hiểm nắm nhiều thơng tin hơn bên bảo hiểm, và việc bên được bảo hiểm che dấu những thơng tin mà bên bảo hiểm cần biết là cơ sở để bên bảo hiểm tuyên bố hợp đồng bảo hiểm vơ hiệu và khơng chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra. Trường hợp bảo hiểm của ca sỹ Lê Dung (xem trên đây) làm một thí dụ. Các hợp đồng bảo hiểm vì vậy được coi là những hợp đồng trong đĩ các bên phải tuyệt đối trung thực (utmost good faith). Đặc tính này được thừa nhận ở pháp luật hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, các điều khoản này cũng chưa chắc hạn chếđược việc gian lận bảo hiểm, vì đơi khi cơng ty bảo hiểm cũng khơng thể kiểm chứng được hết những trường hợp che dấu thơng tin.

Thứ hai, bên bảo hiểm cĩ thể dùng các thủ thuật để tìm kiếm thơng tin như làm hệ thống lọc (screening), trong đĩ bên bảo hiểm cĩ thể đưa ra nhiều phương án cho bên được bảo hiểm lựa chọn, tuy nhiên khơng thơng báo hậu quả của việc lựa chọn. Thơng qua việc lựa chọn này, bên bảo hiểm sẽ nắm được những thơng tin mà họ muốn kiểm chứng. Tuy nhiên, vấn đề này thuộc về thủ thuật nhiều hơn là vê các qui định pháp luật. Ngồi các biện pháp bảo vệ bên bảo hiểm, pháp luật cũng quan tâm đến các biện pháp bảo vệ người được bảo hiểm. Nếu cơng ty bảo hiểm phá sản, hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng. Niềm tin của mọi người về hệ thống bảo hiểm (cơ sở của collective action) sẽ giảm sút và họ sẽ khơng mua bảo hiểm nữa, dẫn đến đổ vỡ hàng loạt. Làm sao ngăn chặn được hiện tượng này. Một lần nữa, các nghiên cứu về kinh tế cĩ thể giúp các nhà lập pháp tìm hướng giải quyết hợp lý. Trước tiên, các cơng ty bảo hiểm phải là những cơng ty cĩ uy tín và ít khả năng phá sản. Nếu các cơng ty đĩ là các cơng ty nước ngồi thì phải cam kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam và cĩ phương hướng xử lý hậu quả nếu rút khỏi Việt Nam. Trường hợp cơng ty bảo hiểm Allianz của Đức rút khỏi Việt Nam là một thí dụ cụ thể. Lẽ ra trước khi cấp phép cho Allianz, Bộ Tài chính nên cĩ một số yêu cầu cụ thể về thời gian hoạt động tại Việt Nam, đồng thời các tiêu chí để từđĩ cơng ty cĩ thể bồi hồn cho những người mua bảo hiểm khi quyết định rút khỏi Việt Nam. Ngồi ra, việc kiểm tra tình hình tài

chính của cơng ty bảo hiểm cũng phải thực hiện kỹ hơn, thường xuyên hơn các cơng ty bình thường. Sau cùng pháp luật của các nước cũng cho phép một sốưu đãi đối với các cơng ty bảo hiểm để - thí dụ như các thỏa thuận phi cạnh tranh giữa các cơng ty bảo hiểm trong một chừng mực cĩ thể được miễn trừ, nếu như đĩ là điều cần thiết để bảo hiểm rủi ro cho người được bảo hiểm cũng như cho phép các cơng ty cĩ thể tái bảo hiểm của nhau.

Một phần của tài liệu KINH TẾ LUẬT (Trang 133)