V. CÁC CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU CỦA MƠN KINH TẾ LUẬT
6. Tài sản cơng ("c ủa chùa") và tài sản của nhĩm ("c ủa làng")
Hai khái niệm quan trọng cĩ nhiều ứng dụng trong kinh tế luật là "của chùa" và "của làng". Của chùa hay tài sản/hàng hố cơng (public goods) là những tài sản thỏa mãn hai điều kiện sau đây: (i) giá trị sử dụng của tài sản khơng giảm khi nhiều người cùng sử dụng một lúc (non-rivalrous), và (ii) việc ngăn cản một người khơng sử dụng tài sản là khĩ và đơi khi khơng thể thực hiện được (non-excludability). Thí dụ điển hình của tài sản cơng là ngọn đèn đường: dù dưới ngọn đèn cĩ bao nhiêu người đứng, thì độ sáng của ngọn đèn cũng khơng bao giờ giảm, và việc ngăn cản một người đứng dưới ngọn đèn được hưởng ánh sáng của nĩ là khơng thể được. Mở rộng thí dụ, ta thấy cĩ rất nhiều tài sản cơng xung quanh ta: phần mềm máy tính, các đối tượng sở hữu trí tuệ, v.v.
Của làng hay tài sản của nhĩm (club goods) là những tài sản thỏa mãn hai điều kiện (i) giá trị sử dụng của tài sản giảm khi số lượng người sử dụng đạt đến một mức nào đĩ, và (ii) cĩ thể ngăn cản người khác khơng sử dụng tài sản đĩ được. Thí dụ điển hình của tài sản nhĩm là con đường: nếu nhiều người đi con đường đĩ thì sẽ dẫn đến nạn kẹt xe. Ta cĩ thể giải quyết vấn đề bằng cách biến con đường thành đường cĩ thu phí và dựng rào chắn, từđĩ sẽ ngăn cản những người khơng muốn trả tiền mà vẫn cĩ con đường dùng.
Vấn đề của cả của chùa và của làng là khơng ai chịu đĩng gĩp để xây dựng của chùa hay của làng (nếu mình khơng đĩng thì cũng cĩ người khác đĩng và mình cũng sẽ được hưởng, mà mình đĩng thì người khác khơng đĩng cũng được hưởng). Tình trạng này gọi là “của cơng khơng ai lo” (tragedy of the common). Vấn đề hiện tại là làm thế nào để làm gia tăng giá trị của của làng và của chùa, đồng thời hạn chế khả năng lẩn tránh trách nhiệm đĩng gĩp xây dựng và tâm lý nhờ vả (free riding). Coase gọi đĩ là hai vấn đề về chi phí xả hội.
Cĩ hai cách giải quyết cho vấn đề của chi phí xã hội. Theo Pigou, thì cần phải đánh thuế, và tiền thuế nộp cho Chính phủ để cùng xây dựng của chùa và của làng. Vấn đề là ở chổ tiền thuế thu khơng bao giờ cơng bằng, và đơi khi bị sử dụng một cách lãng phí, khơng hiệu quả.
Theo Coase, thì khơng nhất thiết phải đánh thuế, mà hãy để cho mọi người tự do trao đổi. Người nào đánh giá của chùa cao nhất, mong sớm cĩ chùa nhất thì sẽ bỏ tiền ra xây dựng chùa. Đồng thời nếu chúng ta giao quyền kinh doanh của chùa cho người bỏ tiền ra xây dựng, thì khơng lo gì khơng cĩ người xây dựng chùa. Coase đã chứng minh điều này trong bài báo khoa học Ngọn Đèn Biển tại Anh (the Lighthouses in England) trên tạp chí Journal of Law and Economics năm 1973. Ở các nước, đèn biển là do Nhà nước xây dựng, vì đĩ là “của chùa”. Ở Anh, đèn biển là do tư nhân xây dựng, bằng cách thu thuế ra vào cảng của các tàu thuyền nhờ cĩ đèn biển mà cập bến an tồn. Luận điểm của Coase là một đĩng gĩp quan trọng: những vấn đề xã hội hãy để xã hội giải quyết – Nhà nước khơng nên làm thay xã hội. Theo lợi kêu gọi của ơng, trường học, bệnh viện, nhà máy điện, hãng hàng khơng v.v., dần dần đã được xã hội hố.
Bảo vệ tài sản cơng bằng tiền tư cũng đã từng là vấn đề được áp dụng ở Việt Nam trước đây qua nhà cải cách Bùi Viện, người đã từng nổi tiếng là nhà ngoại giao Việt Nam đầu tiên đến Hoa Kỳ. Ơng cịn là người đã khơi phục Hải quân Việt Nam. Vào cuối thế kỷ XIX Việt Nam rơi vào giai đoạn suy vong, một mặt bị thực dân Pháp đơ hộ Nam Kỳ và Bắc Kỳ, một mặt bị Trung Quốc (tàn quân của Thái Bình Thiên Quốc) cướp bĩc Bắc Kỳ và dọc bờ biển (gọi là giặc Tàu Ơ). Hải quân Việt Nam hầu như bất lực trước nạn cướp bĩc. Bùi Viện được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân kiêm Thủy sưĐơ đốc Tuần dương quân. Thay vì sử dụng ngân quỹ quốc gia, ơng đã tiến hành dùng biện pháp kêu gọi các nhà buơn đường biển đĩng gĩp tiền để ơng xây dựng các tuần dương hạm hộ tống các thuyền buơn. Ơng cịn dùng tiền đĩng gĩp này để mua chuộc các tướng giặc quay về làm tướng hải quân triều đình. Cuối cùng, cách sử xự của ơng đã gây được uy danh cho Triều Nguyễn, bảo vệđường Hàng Hải Việt Nam, xây dựng hạm đội Việt Nam. Nếu ơng chỉ lo thu thuế của dân để xây dựng hạm đội thì khơng thể thành cơng, vì dân đã nghèo, lại chiến tranh liên miên, khơng đủ tiền đĩng thuế. Cĩ đủ tiền cũng khơng cĩ đủ người để lựa chọn làm thủy thủ (vốn phải luyện tập, cĩ kinh nghiệm) trong một thời gian ngắn. Đáng tiếc là ơng chỉ thực thi chính sách cải cách này một năm thì mất, lại khơng cĩ ai đủ sức thay thế tài mưu lược, sáng tạo của ơng, nên cuộc cải cách Hải quân của ơng đã thất bại giữa
chừng.10 Tuy vậy, Đơ đốc Bùi Viện đã để lại bài học quý cho chúng ta mà phải đến những năm 1960 của thế kỷ sau Ronald Coase mới phát triển thành qui luật.
Đối với của làng, Buchanan-Ng đề xuất cách giải quyết là các thành viên của nhĩm phải đĩng một khoản phí tùy theo cách họđịnh giá chi phí đĩ. Khi đĩ, các thành viên phải sử dụng tài sản nhĩm (sân golf, hồ bơi), vì khơng sử dụng thì sẽ phí khoản hội phí mình đĩng gĩp. Càng nhiều người đĩng thì hội phí càng giảm. Tuy nhiên khi số lượng người đã đủ thì khơng cần phải thu hút thêm hội viên nữa. Hội viên nào cảm thấy khơng muốn sử dụng tài sản thì cĩ thể bán thẻ hội viên của mình. Tuy nhiên, nguyên tắc của Buchanan khiếm khuyết ở chỗ (i) đã giả thiết một cách vơ căn cứ rằng mỗi thành viên của nhĩm cĩ giá trị sử dụng ngang nhau, (ii) cách giải quyết của Buchanan khơng đưa ra được điểm cân bằng Pareto, (iii) tự thân các nhĩm khơng thể tăng tối ưu giá trị sử dụng về lâu dài, (iv) khơng thành lập được các nhĩm cĩ nhiều sản phẩm. Trong tương lai, quản lý tài sản cơng vẫn cịn là đề tài thú vị của các cuộc nghiên cứu, nhất là khi nước ta quyết định con đường phát triển là kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Bài phân tích về tài sản cơng tạm dừng các cuộc tranh luận liên quan đến các lý thuyết kinh tế duy lý (rationalism) tại đây. Tuy vậy, ngay từ đầu chúng tơi cũng đã chỉ ra rằng phân tích duy lý cĩ thể khơng phải là các phân tích duy nhất đúng đắn, vì cịn nhiều tham số tham gia, nhất là các tham số xã hội học hay tâm lý học. Trong phần phân tích dưới đây, chúng ta sẽ nghiên cứu một khía cạnh đặc thù của xã hội học và tâm lý học trong mơn kinh tế luật - tình trạng tiếc của (endowment effects).