X. KINH TẾ LUẬT VÀ LUẬT THUẾ
3. Kinh tế luật và thuế thu nhập cá nhân (thường xuyên và khơng thường
thường xuyên)
Thuế thu nhập cá nhân thơng thường đánh trên tổng thu nhập của cá nhân. Như vậy người nộp thuế khơng được khấu trừ những khoản chi tiêu của mình hay của gia đình. Điều này sẽ dẫn đến sự bất cơng là một người độc thân cũng đĩng thuế như người cĩ gia đình, trong khi chi tiêu của người cĩ gia đình cao hơn và vì thế khoản tiết kiệm sẽ ít hơn. Một điểm bất hợp lý tiếp theo là các mức thuế lũy tiến khiến những người càng kiếm được nhiều tiền thì càng phải đĩng nhiều tiền thuế hơn những người thu được ít tiền. Ngồi ra, các khoản chi tiêu khơng được trừ thuế sẽ khiến cho cá nhân cĩ xu hướng chi tiêu thỏai mái vào những khoản chi nhỏ hơn là tiết kiệm vào những khoản chi lớn. Sau cùng, sự bất hợp lý giữa thuế thu
nhập cá nhân (khơng được khấu trừ chi phí) và thuế thu nhập doanh nghiệp (được khấu trừ chi phí) khiến cho mọi người cĩ xu hướng lập cty để được giảm thuế. Khi đĩ, cần cĩ cơ chề đặc biệt để hạn chế việc đánh thuếđối với cá nhân, cho phép khấu trừ một số chi phí đặc biệt và cĩ mức thuế lũy tiến hợp lý. Nhiệm vụ của kinh tế luật là xác định xem khoản chi phí nào thì nên được khấu trừ và mức thuế lũy tiến hợp lý là mức thuế gì. Andrews (1974) cho rằng việc cho phép khấu trừ chi phí trong thuế thu nhập cá nhân cần được căn cứ trên sự khuyến khích của nhà nước vào một số khoản chi phí của người dân. Thí dụ, việc sử dụng tiền của cá nhân vào mục đích đĩng gĩp từ thiện cần được coi là một khoản chi phí được miễn thuế. Hơn nữa, nếu Nhà nước muốn khởi động thị trường bất động sản, thì nên cho phép các khoản tiền mua nhà được khấu trừ thuế. Tương tự, nếu Nhà nước khuyến khích sinh con, thì cĩ thể cho phép hai vợ chồng được khấu trừ một khoản chi cố định trong thu nhập của mình để nuơi con. Trong khi đĩ, nếu Nhà nước khơng khuyến khích các chi phí mang tính chất tiêu thụ xa xỉ thì khơng nên cho phép khấu trừ đối với những chi phí như chi phí tiêu dùng, giải trí, mua sắm xe hơi, v.v.
Một số học giả khác cũng cho rằng một số thu nhập đặc biệt như thu nhập từ việc bán chứng khốn hay lãi vay ngân hàng nên được tính thuế theo cách thức khác với những các tính thu nhập thường xuyên. Từ đĩ nảy sinh ra cách tính thuế phân biệt giữa thu nhập thường xuyên và thu nhập khơng thường xuyên. Mục đích của cách phân định này để đơn giản hố cách tính thuế, và cũng tránh khả năng người nộp thuế ngại đầu tư trong trường hợp mọi khoản thu nhập đều được coi là thu nhập thường xuyên (người nộp thuế sẽ ngại đầu tư vào những khoản đầu tư như cổ phiếu hay cho vay). Cĩ thời kỳ, để khuyến khích đầu tư trên thị trường chứng khốn, Chính Phủ Việt Nam đã tạm miễn các khoản thu nhập từ bán cổ phiếu, trái phiếu, lãi vay ngân hàng. Ngồi ra, việc tính thuế thu nhập khơng thường xuyên khác thu nhập thường xuyên cũng tránh trường hợp các thành viên trong một gia đình giả tạo chuyển các khoản thu nhập bất thường (như quà tặng, xổ số, v.v.) cho thành viên cĩ thu nhập ít nhất, nhằm hưởng các ưu đãi về thuế.
Trên quan điểm của kinh tế luật, cách tính thuế thu nhập cá nhân giống như một cuộc đấu trí giữa Nhà nước và người nộp thuế. Thơng qua cách tính thuế, Nhà nước sẽđiều chỉnh hành vi của người nộp thuế.